Trung Quốc cam kết gói giải cứu kinh tế lớn nhất, bước ngoặt giải tỏa cú sốc sau đại dịch
Trung Quốc tăng cường gói giải cứu kinh tế lớn nhất nhằm giải tỏa các hệ lụy do dịch bệnh bùng phát.
"Trung Quốc cam kết gói giải cứu kinh tế trị giá lên tới 559 tỷ đôla Mỹ dành cho các nhà máy và cơ sở kinh doanh đang đối mặt với rủi ro vào năm 2020. Đây là kế hoạch giải cứu kinh tế lớn nhất trong lịch sử thúc đẩy nỗ lực tăng cường giải cứu việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19", Thủ tướng Lý Khắc Cường xác nhận vào ngày 28/5.
Gói cắt giảm chi phí kinh doanh, bao gồm việc miễn thuế, giảm lãi suất ngân hàng và miễn đóng trừ đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội cùng như giảm giá các dịch vụ tiện ích như tiền điện.
Theo SCMP, trái ngược với gói kích thích kinh tế trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ mà Trung Quốc từng thực hiện trong năm 2008 để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết các vòng giải pháp hỗ trợ tăng trưởng mới sẽ tập trung vào việc đảm bảo việc làm, hỗ trợ cuộc sống của người dân và giúp đỡ các thực thể thị trường.
"Chúng tôi muốn nói rằng, thời gian phi thường kêu gọi các nỗ lực phi thường. Chúng ta hiện đang cung cấp nước cho cá để có thể sống sót. Cá sẽ chết nếu không đủ nước nhưng sẽ nổi bong bóng nếu chúng ta cung cấp quá nhiều nước", Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.
Thêm vào đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Bắc Kinh hiện đang có nhiều chính sách tài khóa tài chính, chính sách an ninh xã hội và sẽ hỗ trợ các chính sách bổ sung mà không hề do dự.
"Công việc là vấn đề lớn nhất đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người. Trung Quốc có nguồn nhân lực lên tới 900 triệu và sẽ chịu nhiều hệ lụy nếu những nhân lực này không có việc làm", Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh.
"Nếu mục tiêu của chúng ta nhằm bảo vệ việc làm, kế sinh nhai và thực thể thị trường thì sẽ có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2020 và chúng ta sẽ phấn đấu đạt được tỷ lệ tăng trưởng hoàn toàn ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc.
Theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc hiện có 600 triệu người có thu nhập trung bình mỗi tháng là 1000 nhân dân tệ (tương đương với khoảng 140 đôla Mỹ) hoặc ít hơn mặc dù thu nhập bình quân đầu người quốc gia năm ngoái là 30.733 nhân dân tệ ( tương đường 4.300 đôla Mỹ).
"Nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ngày càng nặng nề hơn vì một số người có thể lại rơi vào tình trạng nghèo đói do ảnh hưởng của dịch bệnh", Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.
Theo SCMP, Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính trong tháng Tư rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể đạt mức 1.2% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 6.1% của năm ngoái. Hầu hết các nhà kinh tế tư nhân đặt tốc độ tăng trường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2020 ở mức 1.5% - 2.5% trong năm nay.
Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trưởng hàng năm trong báo cáo việc làm của chính phủ tuần trước sau khi kinh tế đất nước giảm 6.88% trong quý 1.
Thâm hụt tài chính trung ương và quy mô phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt đã công bố vào cuối tuần trước đã giảm xuống dưới mức kỳ vọng của thị trường.
"Một số người nói rằng quy mô chính sách hỗ trợ đã giảm xuống dưới mong đợi và tôi đã nghe thấy các phản hồi như vậy. Để đối phó với các cú sốc, chúng ta cần phải nắm vững nghệ thuật về quy mô và thời gian. Chúng ta đã đưa ra chính sách phù hợp. Và điều này là hợp lý", Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, gói giải cứu trị giá 140 tỷ đôla Mỹ nằm trong chi tiêu bổ sung đã tăng từ 0.8% điểm trong tỷ lệ thâm hụt tài chính của chính phủ.
Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng đã ủy quyền cho chính quyền địa phương phát hành thêm 1.5 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu sẽ được sử dụng tài trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã phải đối mặt với các thách thức khắc nghiệt bởi tình trạng thất nghiệp cao và sự giảm sút các đơn đặt hàng từ nước ngoài do lo ngại mức độ lây lan của virus.
Nhóm phân tích của Fitch Ratings do ông ông Andrew Fennell dẫn đầu cho biết chính phủ Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận chính sách kích thích kinh tế nhằm giải cứu kinh tế trong bối cảnh đối mặt với các rủi ro tài chính.
Tuy nhiên, theo ông Andrew Fennell, Bắc Kinh có thể lựa chọn một biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn nếu GDP không thể hồi phục trong nửa cuối năm 2020.
Ông Wendy Cutler – phó Chủ tịch Viện chính sách xã hội châu Á cho biết, đại dịch đã thay đổi quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc và gói kích thích kinh tế hiện tại chưa đủ sức để kích thích chuyển động kinh tế toàn cầu trong bối cảnh Trung Quốc đã từng tác động vào kinh tế giải cứu khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008.
Nhắc đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng: "Chúng tôi muốn nói rằng tình hình căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không thể mang lại những điều tốt đẹp cho thế giới", Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết.