Trung Quốc 'đổ tiền' vào công nghệ, 'bắt tay' Trung Đông tạo liên minh khoa học?

Trung Quốc đang thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà không phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây, trong đó Trung Đông nổi lên như một đối tác nghiên cứu khoa học công nghệ tiềm năng.

Xu hướng đổ tiền vào R&D

Thay vì “nhái” các sản phẩm từ Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu, các công ty tại Trung Quốc đang rót tiền đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tính đến hết năm 2022, các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã bỏ ra 1,64 nghìn tỷ NDT (228 triệu USD) cho các chương trình nghiên cứu, gấp 2,6 lần so với 5 năm trước đó.

Jiangsu Shemar Electric, một công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, đã phát triển hợp chất cách điện composite với ưu điểm nhẹ hơn, an toàn hơn và tuổi thọ cao hơn so với vật liệu cách điện bằng gốm truyền thống. Wu Jing, Phó Chủ tịch công ty cho biết họ đã “chiếm 90% thị phần ở Mỹ và châu Âu”.

Jiangsu Shemar Electric là một trong nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang thúc đẩy các chương trình R&D để nâng cao sức cạnh tranh. Tính riêng đội ngũ nghiên cứu, Jiangsu có 216 người, chiếm 14% tổng số nhân viên. Nhìn rộng hơn, các công ty niêm yết tại Trung Quốc có 3,08 triệu nhà nghiên cứu và nhân viên làm công tác R&D.

Tính đến hết năm 2022, các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã bỏ ra 1,64 nghìn tỷ NDT (228 triệu USD) cho các chương trình nghiên cứu, gấp 2,6 lần so với 5 năm trước đó.

Tính đến hết năm 2022, các công ty niêm yết tại Trung Quốc đã bỏ ra 1,64 nghìn tỷ NDT (228 triệu USD) cho các chương trình nghiên cứu, gấp 2,6 lần so với 5 năm trước đó.

Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô điện BYD có đội ngũ R&D lớn nhất với 69,697 nhân viên, 590 người trong đó có bằng tiến sỹ và 7.827 người có bằng thạc sỹ. Đáng chú ý, phần lớn trong số này đều trải qua quá trình học tập tại những trường top đầu tại Mỹ và châu Âu.

Với lực lượng nghiên cứu hùng hậu, BYD đã ra mắt các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như “blade-battery” (pin điện) dung lượng cao sử dụng lithium-iron-phosphate.

Tại Hygon Information Technology, doanh nghiệp bán dẫn chuyên cung cấp chip cho trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, nhân viên R&D chiếm 90% lực lượng lao động. Các nhân sự này có mức thu nhập hằng năm là 890.000 NDT (123.812 USD) dù hầu hết mới ở độ tuổi từ 20-30.

Có một số lý do khiến Trung Quốc kêu gọi các công ty dừng phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Một là cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh. Tiếp đó là tình trạng nền kinh tế Trung Quốc đang sa sút do thị trường bất động sản lao dốc.

Dẫn đầu về xuất bản nghiên cứu khoa học

Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí số một về số lượng và chất lượng của các bài nghiên cứu khoa học - chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh sở hữu hệ thống nghiên cứu ngày càng độc lập so với phương Tây.

Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về tỷ lệ các báo cáo được xuất bản kể từ năm 2017, thuộc nhóm top 10% được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2018 và vào top 1% từ năm 2019.

Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về tỷ lệ các báo cáo được xuất bản kể từ năm 2017, thuộc nhóm top 10% được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2018 và vào top 1% từ năm 2019.

Báo cáo thường niên của Bộ Giáo dục Nhật Bản dựa trên dữ liệu từ công ty Clarivate (Anh), tập trung số liệu năm 2020, lấy mức trung bình của cả ba năm cho đến năm 2021. Theo đó, Trung Quốc sản xuất 24,6% tổng số nghiên cứu toàn thế giới, cao hơn 8,5 điểm phần trăm so với Mỹ và chiếm gần 30% trong top 10% và 1% báo cáo được trích dẫn nhiều nhất.

Mặc dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng việc nền kinh tế thứ hai thế giới tăng hạng liên tục một phần nhờ vào việc những nhà nghiên cứu trong nước trích dẫn “chéo” công trình của nhau.

Cụ thể, chỉ có 29% các nhà khoa học Mỹ trích dẫn báo cáo của “đồng hương”, tỷ lệ này thậm chí còn dưới 20% tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức và Pháp. Trong khi đó, Trung Quốc có tỷ lệ lên tới 60%, tăng từ 48% so với 10 năm trước đó. Song, điều này “không thay đổi thực tế rằng không thể đánh giá thấp khả năng nghiên cứu của Trung Quốc” - trích công bố của viện nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục Nhật Bản.

Tính trên các tạp chí khoa học danh tiếng như Nature và Science, Bắc Kinh có 20% số bài đăng, kém hơn tỷ lệ 70% của Mỹ, nhưng vẫn nằm trong top 4 sau khi vượt qua Nhật Bản và Pháp để xếp dưới Vương quốc Anh và Đức.

Trong khi đó, Iran cho thấy sự hiện diện đáng kể trong các lĩnh vực như năng lượng và nhiệt động lực học, cũng như xếp thứ tư toàn thế giới về số lượng sinh viên tốt nghiệp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các tổ chức đào tạo của Mỹ.

Các nghiên cứu của Iran được các nhà khoa học ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ả-rập Xê-út trích dẫn thường xuyên, chỉ dấu về sự xuất hiện của một cộng đồng nghiên cứu giữa các nước đang phát triển tại khu vực châu Á và Trung Đông.

(Theo Asia Nikkei)

Thế Vinh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/trung-quoc-do-tien-vao-cong-nghe-bat-tay-trung-dong-tao-lien-minh-khoa-hoc-2177259.html