Trung Quốc gây sốc với ý tưởng tích hợp tên lửa đạn đạo diệt hạm cho oanh tạc cơ H-6K
Quân đội Trung Quốc cho thấy họ quyết tâm không để bị tụt lại sau Nga trong lĩnh vực đưa tên lửa đạn đạo lên máy bay nhằm gia tăng tầm bắn cũng như uy lực.
Ý tưởng đưa tên lửa đạo đạo lên máy bay ném bom chiến lược đượcngười Mỹ đi tiên phong vào năm 1958 thông qua vũ khí có mã định danh AGM-48 SkyBolt.Vũ khí này đạt kết quả rất khả quan trong thử nghiệm như đạt tới tầmbắn 1.800 km, tốc độ Mach 12,5, không đòi hỏi phương tiện mang phóng phức tạp.
Tuy nhiên Hoa Kỳ đã không đưa "tia chớp bầu trời" vàotrang bị vì nhận thấy nó thua kém tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm về độ bí mậtcũng như tầm xa đạt được.
Sau gần 60 năm, người Nga đã triển khai một ý tưởng tương tự thôngqua tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal. Vũ khí này thực chất chính là phiên bảnphóng từ trên không của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M.
Sau khi thử nghiệm thành công trên tiêm kích đánh chặn MiG-31K, mơíđây Nga còn công bố dự định sẽ tích hợp vũ khí này cho máy bay ném bom siêu âmTu-22M3 để tạo ra một "sát thủ tàu sân bay" mới.
Nhận thấy triển vọng của chương trình vũ khí đang được Nga triểnkhai, một cường quốc đang lên của khu vực là Trung Quốc cảm thấy mình không thểbị tụt hậu. Cho nên vừa qua họ đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng đó lànghiên cứu để chế tạo một vũ khí tương tự như Kh-47M2 Kinzhal.
Đối tượng được Trung Quốc đưa vào tầm ngắm chính là tên lửa đạn đạochống tàu sân bay chuyên dụng DF-21D và thậm chí là cả loại DF-26 lớn hơn. Cáctên lửa này có tầm bắn lần lượt là 1.500 và 3.500 km, khi được triển khai từtrên không thì con số này dự báo sẽ gia tăng gấp bội.
Phương tiện đủ sức chuyên chở hai "con khủng long" trêndĩ nhiên không còn loại nào khác mà chỉ có thể là máy bay ném bom H-6K. Tuynhiên trở ngại rất lớn đó là trọng lượng siêu khủng lên tới cả chục tấn của tênlửa sẽ rất khó để chiếc oanh tạc cơ này có thể mang nổi, kể cả khi đã được giacố khung thân.
Cư dân mạng Trung Quốc thậm chí gần đây còn "chế tác" bứcảnh máy bay H-6K mang theo một tên lửa đạn đạo dưới bụng. Nhưng rất dễ nhận ratính phi lý của ý tưởng vì quả đạn đã ăn cả vào phần càng đáp của H-6K, khônghiểu chiếc oanh tạc cơ này sẽ cất cánh kiểu gì.
Không chỉ H-6K, hiện tại trên thế giới có lẽ không một máy bay némbom chiến lược nào đủ sức tích hợp thứ vũ khí siêu khủng như tên lửa DF-21D vàDF-26.
Trong quá khứ Mỹ từng thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địaMinutemantừ máy bay vận tải C-5A Galaxy, nhưng quả đạn phải được thả ra từ khoang chởhàng chứ không phải treo dưới thân.
Cho nên gần như chắc chắn trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải tìmcách chế tạo phiên bản thu nhỏ của tên lửa DF-21D hoặc DF-26 thì mới mong gắn kếtđược nó lên máy bay ném bom H-6K. Dự báo công việc trên sẽ khó mà hoàn thànhtrong thời gian ngắn và Bắc Kinh sẽ đi sau Nga và Mỹ một quãng đường rất dàitrong lĩnh vực vũ khí này.