Trung Quốc lạc quan về mục tiêu khí hậu sau nhiều năm 'lãng phí'
Nhà đàm phán khí hậu hàng đầu của Trung Quốc hôm thứ Ba (2/11) cho biết có thể đạt được thỏa thuận rộng rãi về thị trường carbon tại cuộc đàm phán về khí hậu COP26 của LHQ bất chấp những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.
Một số đại biểu cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung là rất quan trọng đối với tiến bộ có ý nghĩa về hành động khí hậu toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh.
Cam kết của Trung Quốc sẽ là trọng điểm nếu muốn đạt được mục tiêu của thỏa thuận Paris. Ảnh: AP
Bài liên quan
Trung Quốc: COVID bùng phát trở lại, Bắc Kinh áp đặt nhiều hạn chế
Trung Quốc hối thúc người dân tích trữ nhu yếu phẩm
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát Covid khiến làn sóng CEO phương Tây ồ ạt di cư
Yahoo rút khỏi Trung Quốc vì môi trường 'đầy thách thức'
Đây là cuộc họp toàn cầu đầu tiên của các nhà lãnh đạo để thảo luận về biến đổi khí hậu kể từ khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, người chống lại Trung Quốc và từ bỏ Thỏa thuận Paris năm 2015, rời nhiệm sở.
“Những nỗ lực chung giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã dẫn đến Thỏa thuận Paris nhưng Washington đã bỏ cuộc giữa chừng”, nhà đàm phán khí hậu Trung Quốc Xie Zhenhua nói với các phóng viên tại cuộc đàm phán Glasgow. "5 năm đã bị lãng phí, nhưng bây giờ chúng tôi cần phải làm việc chăm chỉ hơn và bắt kịp tiến độ".
Ông Xie cho biết ông mong đợi các quốc gia đạt được thỏa thuận ở Glasgow xung quanh thị trường carbon theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris.
Mục tiêu đó đã bị các nhà đàm phán lẩn tránh kể từ năm 2015. Việc ủng hộ thiết lập thị trường carbon toàn cầu có thể thu được các khoản đầu tư khổng lồ vào các dự án chống biến đổi khí hậu.
Ông Xie chỉ trích các quốc gia giàu có vì đã không thực hiện tốt cam kết huy động 100 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 để tài trợ khí hậu hàng năm cho các nước đang phát triển.
Tuần trước, Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết mục tiêu này sẽ đạt được vào năm 2023, nhưng ông Xie cho biết một số nhà đàm phán đã cho rằng nó có thể xảy ra vào năm sau.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc và Mỹ hàn gắn mối quan hệ vốn đang căng thẳng dưới thời ông Trump bởi các vấn đề bao gồm tranh chấp thương mại và hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
"Điều quan trọng nhất là đối thoại Trung-Mỹ về chủ đề này và khả năng Trung-Mỹ xây dựng một liên minh về chủ đề này", Ông Macron nói với các phóng viên. "Nếu có thể tạo nên mối quan hệ hợp tác Trung-Mỹ trong biến đổi khí hậu, chúng ta có thể có kết quả".
Nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới có thể là một trở ngại tại các cuộc đàm phán. Bắc Kinh đã bác bỏ các nỗ lực của Washington nhằm tách vấn đề khí hậu khỏi các xung đột rộng lớn hơn giữa hai bên.
Một điểm gây tranh cãi đặc biệt đối với Trung Quốc là việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc, bao gồm các nhà cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời.
"Bạn không thể yêu cầu Trung Quốc cắt giảm sản lượng than khi đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp quang điện của Trung Quốc", ông Wang nói hôm thứ Ba (2/11).
Thời báo Hoàn cầu cho biết trong một bài xã luận hôm thứ Hai (1/11) rằng Hoa Kỳ không nên mong đợi có thể gây ảnh hưởng đến Bắc Kinh về khí hậu, đồng thời tấn công nước này về nhân quyền và các vấn đề khác.
Tờ báo cho biết: "Thái độ của Washington đối với Trung Quốc khiến Trung Quốc không thể nhìn thấy bất kỳ tiềm năng nào để đàm phán công bằng trong bối cảnh căng thẳng”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người không trực tiếp tham dự cuộc họp của Liên Hợp Quốc, đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản cho sự kiện khai mạc hôm 1/11. Ông Tập không đưa ra cam kết bổ sung nào, đồng thời kêu gọi các nước khác giữ lời hứa và “tăng cường sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau”.
Hôm thứ Ba (2/11), Trung Quốc cho biết ông Tập đã gửi tuyên bố này sau khi không có cơ hội phát biểu video với các đại biểu. Người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết Anh muốn mọi người trực tiếp tham dự COP26 và các nhà lãnh đạo không thể tham gia có thể đưa ra các tuyên bố được ghi lại bằng video.
Một số nhà hoạt động khí hậu và các nhà đàm phán đã bày tỏ lo ngại rằng sự vắng mặt thực tế của ông Tập có thể đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không nhượng bộ thêm trong vòng đàm phán về khí hậu này.
Bắc Kinh mới đây đã lưu ý rằng họ đã đưa ra một số cam kết lớn trong năm qua, hứa hẹn sẽ đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 và không phát thải ròng vào năm 2060, chậm hơn 10 năm so với những tuyên bố trước đó.