Đầu tiên phải kể đến chiến đấu cơ J-20 - loại tiêm kích đa năng thế hệ năm được coi là có khả năng tàng hình tốt hơn cả Su-57 của Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Nhiều chuyên gia khẳng định, J-20 được Trung Quốc chế tạo dựa trên những thông tin về loại tiêm kích F-22 Raptor mà Trung Quốc thu thập được từ dự án của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho biết, bản thân chiếc J-20 vẫn "chưa thể đủ tầm" khi so với tiêm kích thế hệ năm của Mỹ và rất có thể, cần phải có một thế hệ tiếp theo được phát triển từ chiếc J-20 Trung Quốc mới có thể hoàn thiện được loại máy bay này. Nguồn ảnh: QQ.
Tương tự là chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc - loại chiến đấu cơ bị truyền thông Mỹ cáo buộc đã ăn cắp thiết kế của tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, do Trung Quốc không có đủ khả năng chế tạo động cơ phản lực có lực đẩy ổn định và đủ lớn nên phiên bản F-35 của Trung Quốc này buộc phải sử dụng hai động cơ. Nguồn ảnh: QQ.
Việc sử dụng hai động cơ khiến chiếc J-31 của Trung Quốc cần phải thay đổi hoàn toàn kiểu dáng khí động học, khiến nó trở nên cồng kềnh hơn và rất có thể khả năng tàng hình của J-31 của Trung Quốc có khả năng tàng hình cũng không được tốt lắm. Nguồn ảnh: QQ.
Khác với các loại chiến đấu cơ, khả năng sao chép máy bay không người lái của Trung Quốc không thể coi thường. Từ chiếc MQ-9 của Mỹ, Trung Quốc thậm chí đã chế tạo ra ba loại máy bay không người lái có tính năng và kiểu dáng tương đương. Nguồn ảnh: QQ.
Các loại máy bay không người lái được Trung Quốc chế tọa dựa trên chiếc MQ-9 bao gồm các UAV lớp Caihong (Cầu Vồng) trong đó đặc biệt là phiên bản CH-4 và CH-5. Nguồn ảnh: QQ.
Các phiên bản này được coi là đã sao chép "chính xác và hoàn thiện" dựa trên phiên bản máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng là máy bay vận tải chiến lược hạng nặng C-17 Globemaster III - đây là loại máy bay vận tải hạng nặng nhất của Mỹ hiện tại và đã được Trung Quốc sao chép thành công với cái tên Y-20. Nguồn ảnh: QQ.
Loại máy bay vận tải hạng nặng này bắt đầu được Trung Quốc đưa vào sản xuất từ năm 2016 nhưng tới nay vẫn đang được hoàn thiện và mới chỉ có 8 chiếc đã được chế tạo. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ sử dụng ít nhất 40 máy bay vận tải chiến lược hạng nặng này trong biên chế của mình trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức