Trung Quốc phá nhiều kỷ lục thế giới nhất tại Olympic Tokyo

Olympic Tokyo khép lại với tổng cộng 20 kỷ lục thế giới mới được lập, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 5 kỷ lục.

Đường đua xanh có tổng cộng 6 kỷ lục thế giới mới. Nữ kình ngư Tatjana Schoenmaker (Nam Phi) ăn mừng khi phá kỷ lục thế giới nội dung 200 m ếch nữ, cô cán đích đầu tiên với thời gian 2 phút 18 giây 95, trong khi kỷ lục cũ là 2 phút 19 giây 11, lập từ năm 2013.

4 chàng trai của Mỹ gồm Caeleb Dressel, Michael Andrew, Ryan Murphy Zach Apple xuất sắc phá kỷ lục thế giới nội dung 4x100 m tiếp sức hỗn hợp đồng đội nam. Họ gặp bất lợi khi phải bơi ở làn ngoài cùng, nhưng về đích đầu tiên với thời gian 3 phút 26 giây 78, phá kỷ lục cũ 3 phút 27 giây 28 tồn tại hơn 12 năm.

Yang Junxuan, Tang Muhan, Zhang Yufei Li Bingjie của Trung Quốc gây bất ngờ lớn ở chung kết 4x200 m tiếp sức tự do đồng đội nữ, khi vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để cán đích đầu tiên với thời gian 7 phút 40 giây 33, đồng thời phá kỷ lục thế giới 7 phút 41 giây 50 lập năm 2019.

Caeleb Dressel (Mỹ) phá kỷ lục thế giới thứ hai tại Olympic Tokyo khi về nhất ở chung kết 100 m bướm nam với thời gian 49 giây 45, vượt qua kỷ lục của chính anh lập tại giải vô địch thế giới 2019 với thông số 49 giây 50.

Emma McKeon, Meg Harris, Cate Campbell Bronte Campbell (Australia) phá kỷ lục thế giới nội dung 4x100 m tiếp sức tự do đồng đội nữ với thành tích 3 phút 29 giây 69. Harris là sự thay đổi duy nhất trong đội hình giữ kỷ lục thế giới trước đó là 3 phút 30 giây 05, lập năm 2018.

James Guy, Adam Peaty, Anna Hopkin Kathleen Dawson (Vương quốc Anh) lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung 4x100 m tiếp sức hỗn hợp đồng đội nam nữ với thời gian 3 phút 37 giây 58, vượt kỷ lục của đội bơi Trung Quốc lập năm 2020 với thông số 3 phút 38 giây 41.

Sydney McLaughlin (Mỹ) về nhất chung kết nội dung 400 m rào nữ với thời gian 51 giây 46, phá kỷ lục thế giới do chính cô lập hồi tháng 6 với thông số 51 giây 90.

Không kém cạnh nữ đồng nghiệp, Karsten Warholm (Na Uy) cũng phá kỷ lục thế giới do chính anh giữ ở nội dung 400 m rào nam. Anh về nhất với thời gian 45 giây 94, trong khi kỷ lục cũ là 46 giây 70, lập hồi đầu tháng 7.

Cú nhảy xuất thần của Yulimar Rojas (Venezuela) giúp cô đạt thành tích 15,67 m ở nội dung nhảy 3 bước nữ, đồng thời phá kỷ lục thế giới tồn tại 26 năm do Inessa Kravets thiết lập với thông số 15,5 m.

Aleksandra Miroslaw (Ba Lan) gây ấn tượng ở bộ môn leo núi thể thao nữ khi chỉ mất 6 giây 84 để hoàn thành bài thi, vượt kỷ lục 6 giây 96 do Iuliia Kaplina (Nga) thiết lập cuối năm 2020.

Zuzana Rehak Stefecekova (Slovakia) đạt số điểm 125 ở bài thi vòng loại bắn đĩa bay nữ, qua đó phá kỷ lục thế giới 123 điểm của xạ thủ người Phần Lan Makela-Nummela lập hồi tháng 3/2019.

Xạ thủ người Trung Quốc Zhang Changhong giành HCV và phá kỷ lục thế giới ở chung kết 50 m súng trường 3 tư thế nam với số điểm 466, hơn kỷ lục cũ 0,7 điểm.

Yang Qian Yang Haoran (Trung Quốc) hoàn thành bài bắn ở vòng loại 10 m súng trường hỗn hợp nam nữ với số điểm 633,2, qua đó phá kỷ lục thế giới của cặp Hungary lập năm 2020 với số điểm 631,7.

4 cua-rơ Simone Consonni, Filippo Ganna, Francesco Lamon Jonathan Milan (Italy) 2 lần phá kỷ lục thế giới ở nội dung rượt đuổi đồng đội nam xe đạp lòng chảo. Họ giành HCV với thành tích 3 phút 42 giây 032, trước đó thành tích vòng loại là 3 phút 42 giây 307, đều phá kỷ lục thế giới 3 phút 44 giây 672 của đội đua Đan Mạch lập năm 2020.

Các nữ cua-rơ Đức cũng phá kỷ lục thế giới ở nội dung rượt đuổi đồng đội nữ xe đạp lòng chảo. Franziska Brausse, Lisa Brennauer, Lisa Klein Mieke Kroeger giành HCV ở chung kết với thời gian 4 phút 04 giây 242, trong khi kỷ lục thế giới cũ là 4 phút 10 giây 236, được đội Vương quốc Anh lập tại Rio 2016.

Bao Shanju Zhong Tianshi (Trung Quốc) phá kỷ lục thế giới ở nội dung xe đạp nước rút đồng đội nữ với thời gian 31 giây 804, kỷ lục cũ là 32 giây 034, do cặp VĐV Trung Quốc khác lập năm 2015.

Lực sĩ Shi Zhiyong (Trung Quốc) phá kỷ lục thế giới ở nội dung tổng cử hạng dưới 73 kg nam môn cử tạ. Anh đạt tổng cử 364 kg, hơn 1 kg so với kỷ lục cũ do chính anh thiết lập tại giải vô địch thế giới 2019.

Đô cử Lasha Talakhadze của Georgia phá tới 3 kỷ lục thế giới ở các nội dung cử giật, cử đẩytổng cử hạng trên 109 kg nam. Anh đạt thành tích tốt nhất 223 kg cử giật, 265 kg cử đẩy và 488 kg tổng cử, đều vượt qua các kỷ lục cũ của chính bản thân.

Kỷ lục thế giới 400 m rào nam được thiết lập Sáng 3/8, Karsten Warholm thiết lập kỷ lục điền kinh thế giới ở nội dung 400 m rào nam tại chung kết Olympic 2020 với thành tích 45 giây 94.

Duy Minh

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/trung-quoc-pha-nhieu-ky-luc-the-gioi-nhat-tai-olympic-tokyo-post1248915.html