Trung Quốc trang bị vũ khí tối tân ở biên giới với Ấn Độ

Các nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình cho xung đột biên giới Trung-Ấn dường như trở nên xa vời hơn sau các động thái được công khai mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhằm thúc đẩy kiểm soát các khu vực cao nguyên phía Tây bằng các hệ thống vũ khí mới.

Hệ thống phóng tên lửa gắn trên xe thuộc một lữ đoàn lục quân thuộc Tập đoàn quân số 77 của PLA bắn rocket vào các mục tiêu mô phỏng trên mặt đất trong cuộc thử nghiệm bắn đạn thật: Ảnh: Guo Peng

Bài liên quan

Tiếng súng ở Ladakh báo hiệu sự nguy hiểm mới trong xung đột biên giới Trung - Ấn

Tây Tạng, nguyên nhân sâu xa của xung đột biên giới Trung - Ấn

Theo báo cáo trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thông báo triển khai các súng cối bắn nhanh tự hành mới để tiến hành “cơ động, vừa di chuyển vừa bắn”.

Sự xuất hiện của súng cối tự hành là loại hệ thống vũ khí mới thứ tư mà PLA mang đến khu vực, một nỗ lực bao gồm việc bổ sung một loại lựu pháo tự hành cỡ nòng 122 mm mới, xe tấn công bọc thép và nhiều hệ thống phóng tên lửa tầm xa.

Ngoài ra, nhiều binh sĩ tại buổi lễ xuất quân đã đeo kính nhìn đêm, Passion News cho biết khả năng tác chiến ban đêm mạnh mẽ của họ.

Hệ thống tên lửa và pháo phản lực được xác định là hệ thống tên lửa phòng không dã chiến HQ-17A và hệ thống phóng nhiều tên lửa tự hành cỡ nòng PHL-11 122mm.

HQ-17A, ra mắt lần đầu tại lễ duyệt binh nhân Ngày Quốc khánh ở Bắc Kinh năm 2019, là hệ thống tên lửa phòng không dã chiến tiên tiến nhất của Trung Quốc và một hệ thống PHL-11 duy nhất có thể mang theo 40 quả rocket và cung cấp hỏa lực mạnh.

Theo nhà phân tích quốc phòng Kris Osborn của National Interest, do quỹ đạo của đường đạn giống như parabol, vũ khí súng cối có thể đặc biệt hữu ích ở các khu vực miền núi vì chúng cho phép các lực lượng tiến công tấn công nếu khó tiếp cận các vị trí của kẻ thù ở độ cao cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể.

Tuy nhiên, điều dường như rất quan trọng ở đây là gánh nặng hậu cần có thể sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là không thể vận chuyển một lượng lớn đạn cối lên độ cao lớn hơn, ngay cả khi chúng được máy bay trực thăng thả xuống.

“Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được vũ khí mới”, Li Jun, một người lính cùng đơn vị, nói với đài CCTV. “Nó rất nhanh và tiết kiệm sức chịu đựng. Đó là một sự thay đổi rất lớn đối với chúng tôi".

Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, hệ thống súng cối tự hành dựa trên "phương tiện tấn công địa hình 4 bánh", giúp tăng khả năng tác chiến tầm cao. Điều này mang lại lợi thế chiến thuật đáng kể, đặc biệt là trên các vùng cao nguyên thiếu ôxy với địa hình khó khăn như dãy Himalaya.

Thời báo Hoàn cầu cũng lưu ý rằng, “Bộ chỉ huy quân sự Tân Cương của PLA đang hình thành một hệ thống tác chiến mặt đất hoàn chỉnh, hiện đại, đặc biệt có ý nghĩa đối với tác chiến trên cao nguyên”.

Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã đổ lỗi cho Trung Quốc về các cuộc giao tranh chết người năm ngoái dọc theo biên giới Himalaya và cảnh báo về những hậu quả kinh tế lớn hơn trừ khi hòa bình được lập lại, Financial Times đưa tin.

Gần một năm sau, căng thẳng vẫn ở mức cao dọc theo ranh giới tranh chấp ở khu vực Ladakh, nơi ít nhất 21 lính Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc đã thiệt mạng.

Cả hai nước vẫn có hàng chục nghìn quân và một lượng đáng kể khí tài quân sự được triển khai tại khu vực biên giới. Các quan chức quân sự đã tổ chức 11 vòng đàm phán về việc rút quân nhưng tiến độ đạt được rất ít. Đồng thời, việc xây dựng quy mô lớn, công nghệ cao của Trung Quốc gần biên giới với Ấn Độ có vẻ hơi gây tò mò ở một số khía cạnh, nhà phân tích quốc phòng Osborn cho biết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc phòng, các cao nguyên, địa hình núi non hiểm trở và độ cao lớn của khu vực biên giới trên dãy Himalaya là một trở ngại đáng kể khiến cả Trung Quốc và Ấn Độ không thể triển khai bất cứ loại hình chiến tranh trên bộ nào, bất kể quy mô của lực lượng cơ giới hóa.

Chấn Phong

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-trang-bi-vu-khi-toi-tan-o-bien-gioi-voi-an-do-post137043.html