Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trên không tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc với nhiều chủng loại máy bay, trong đó có nhiều máy bay không người lái và công nghệ vũ trụ. Nổi tiếng với việc sao chép nên không bất ngờ khi nhiều chủng loại khí tài Trung Quốc quá giống với hàng của Nga và Mỹ.
Hình ảnh Đội bay Hồng Ưng thuộc Đại học Hàng không Không quân Trung Quốc trình diễn tại lễ khai mạc triển lãm.
Trung Quốc hiện là nhà cung cấp máy bay không người lái (UAV) quân sự lớn nhất thế giới, có được điều này là do Mỹ và các nước châu Âu e dè trong xuất khẩu loại khí tài hiện đại này. Hình ảnh UAV CH-6 được cho là có khả năng hoạt động tầm xa trong các chiến dịch do thám hoặc tấn công
Hình ảnh máy bay tác chiến điện tử J-16D của Tập đoàn máy bay Thẩm Dương sản xuất cho quân đội Trung Quốc.
Tính năng tiêm kích J-16D được cho là học theo dòng tiêm kích tác chiến điện tử nổi tiếng E/A-18G Growler của Mỹ.
Trong khi đó khung thân và các hệ thống khác của chiếc J-16D lại là bản sao của dòng tiêm kích Su-30 đến từ Nga.
Tiêm kích tàng hình J-20, ra mắt tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2016, giờ đây lần đầu tiên dùng động cơ nội địa thay vì động cơ của Nga như trước. Tuy vậy, hãy còn quá sớm để khẳng định hiệu quả của dòng động cơ do Trung Quốc phát triển.
UAV Dực Long 2 của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAIG) biểu diễn tại sự kiện.
Không khó để nhận ra chiếc UAV "con cưng" của quân đội Trung Quốc có dáng dấp rất giống loại UAV MQ-9 Reaper của Mỹ.
Thủy phi cơ A600 của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển thành công vào năm 2017. Loại máy bay này đã mất tới 7 năm để phát triển.
Loại thủy phi cơ A600 này cũng mang hơi hướng về tính năng giống với dòng thủy phi cơ Be-200 của Nga.
UAV tấn công TB001 với biệt danh là "bò cạp đuôi kép" của không quân Trung Quốc. Chiếc UAV này có chiều dài xấp xỉ 10 mét, được trang bị hai động cơ cánh quạt cho phép nó có thể hoạt động liên tục trong vòng 35 tiếng đồng hồ hoặc 6000 km.
Tuy nhiên loại máy bay không người lái được phát triển thành công vào năm 2017 này lại khá giống với chiếc UAV IAI Heron TP vốn được giới thiệu vào năm 2005.
Khách tham quan chụp ảnh với UAV do thám tầm xa WZ-7 lần đầu xuất hiện tại triển lãm.
Một số ý kiến cho rằng, chiếc UAV WZ-7 của Trung Quốc bắt chước tính năng của dòng UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ ra mắt vào năm 2006.
Mô hình tàu vũ trụ Hằng Nga 5 trong sứ mệnh thăm dò mặt trăng của Trung Quốc
Các mẫu tên lửa Trường Chinh phục vụ các sứ mệnh không gian của Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga đưa được người vào không gian.
Máy bay không người lái vũ trang WL-10 cùng các vũ khí có thể trang bị.
Chiếc UAV WL-10 này cũng được cho là học hỏi nhiều từ dòng UAV biệt danh "chim ăn thịt" MQ-9 Mỹ.
Mô hình chiếc máy bay do thám tàng hình không người lái GJ-11 tại triển lãm. Được biết loại UAV này được phát triển để hoạt động ở tàu sân bay.
Không khó để nhận ra rằng, chiếc UAV GJ-11 Trung Quốc lại quá giống hình dáng của chiếc UAV X-47B vốn có chuyến bay lần đầu cách đây đúng 10 năm.
Bất ngờ là mô hình máy bay không người lái do thám, tấn công FH-97 do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc giới thiệu.
Điều đáng nói là chiếc UAV FH-97 khá giống với chiếc UAV XQ-58A, dù trước đó kỹ sư Trung Quốc từng chê bai và tuyên bố sẽ không sao chép loại vũ khí này.
Mô hình xe tự hành Chúc Dung tham gia sứ mệnh Thiên Vấn 1 của Trung Quốc nhằm thám hiểm sao Hỏa
Xe tự hành này cũng bị cho là học hỏi từ xe tự hành Opportunity của NASA Mỹ.
Việt Hùng