Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): Học trong môi trường nghề nghiệp

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp (DN), tạo cơ hội cho SV được sống trong không khí nghề nghiệp, học tập với chuyên gia. SV được DN hỗ trợ trong NCKH để có thể khởi nghiệp.

Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng liên tục đạt giải cao tại EPIC (Engineering Projects in Community Service – Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng) khẳng định năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tính ứng dụng cũng như khả năng khởi nghiệp của SV.

Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng liên tục đạt giải cao tại EPIC (Engineering Projects in Community Service – Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng) khẳng định năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tính ứng dụng cũng như khả năng khởi nghiệp của SV.

Đặt hàng, đồng hành khởi nghiệp cùng SV

Dự án Máy rửa xe tự động của nhóm SV Đặng Hồng Quân (lớp 16 CDDT2, ngành Cơ điện tử, Khoa Cơ khí) và Nguyễn Hữu Lập, Trần Quang Nghĩa được DN đặt hàng, ứng dụng sáng chế. Ban đầu, Quân chỉ dự tính thiết kế một máy với chi phí giới hạn, trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên, Quân và nhóm tác giả có cơ hội để hoàn chỉnh dự án khi thầy giáo hướng dẫn kết nối với DN đặt hàng sáng chế loại máy này.

Theo đó, DN yêu cầu sản phẩm có khả năng thay thế công nhân, đảm bảo quy trình kỹ thuật rửa xe đầy đủ các công đoạn, gồm rửa, xịt nước sơ bộ; chà bọt tuyết; cọ rửa; làm sạch chất bẩn… Từ số vốn hỗ trợ ban đầu dự kiến 50 triệu đồng, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư cho nhóm SV 100 triệu đồng.

Dự án Máy rửa xe tự động được SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng hoàn thiện từ đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Dự án Máy rửa xe tự động được SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng hoàn thiện từ đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Dự án “Digital platform of plastic waste management – Nền tảng số cho việc quản lý rác thải nhựa” của nhóm E-Tech Dream, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng vừa giành 2 giải thưởng cao nhất của Vòng chung kết eProject Innovation showcase: Đội hoạt động nhóm hiệu quả nhất, Đội có thiết kế poster tốt nhất.

Dự án đã được ban giám khảo doanh nghiệp từ Dow Việt Nam đánh giá cao trong số các đội đến từ 6 trường Kỹ thuật trên cả nước. Trong chương trình eProjects, các sinh viên, giảng viên và cố vấn đến từ Dow Việt Nam cùng phát triển những giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức môi trường bền vững, tái chế và quản lý kho bãi của công ty Dow Việt Nam.

Dự án của E - Teach Dream hỗ trợ phân loại rác tại nguồn và kết nối trực tiếp người có rác thải nhựa với nhà tái chế trong chuỗi tác chế rác thải nhựa thông qua app trên smartphone và web dành cho nhà quản lý môi trường. Giải pháp tạo thị trường mua bán rác thải nhựa sôi động khi luật môi trường có hiệu lực từ đầu năm 2022 yêu cầu tất cả người dân phân loại rác và nhà nhập khẩu rác thải nhựa cũng như nhà sản xuất sản phẩm rác thải nhựa phải chịu trách nhiệm trong việc tái chế rác thải nhựa.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất FUJIKIN Đà Nẵng tại khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Đây là dự án có sự hợp tác giữa FUJIKIN và Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất FUJIKIN Đà Nẵng tại khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Đây là dự án có sự hợp tác giữa FUJIKIN và Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.

Hầu hết các đề tài NCKH của SV trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đều nhận được sự hỗ trợ của DN. Những đề tài, ý tưởng của SV đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động của DN, được thực hiện tại DN với sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ DN.

Những điều này giúp cho các đề tài NCKH của SV ngày càng có chất lượng, gắn liền với thực tế cao hơn. Ví dụ như từ năm 2018 đã có DN Nhật đặt hàng và hỗ trợ SV nghiên cứu, chế tạo hệ thống tay gắp mềm bỏ thức ăn vào hộp; Hệ thống băng tải vận chuyển sản phẩm hoặc Hệ thống kiểm tra chức năng bo mạch (board) cho sản phẩm máy giặt cũng là một đề tài được DN đặt hàng. Nhiều đề tài NCKH của SV khác cũng được các tổ chức, DN đặt hàng nghiên cứu nâng cao, hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như Phương tiện thủy bộ thu gom rác thải bãi biển, mặt nước.

Gần đây, nhiều DN nghiên cứu phát triển (R&D) đang đầu tư rất mạnh vào thị trường Đà Nẵng như LG, Fujikin… Những DN này đã chọn trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như hỗ trợ Nhà trường trong việc nghiên cứu, đào tạo… Trong năm 2021, nhiều SV xuất sắc đã được tuyển chọn tham gia vào các dự án của những DN này như LG Track và đó là kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ giữa trường ĐH Bách khoa và các DN.

Để thực tế gần hơn với bài giảng

Việc triển khai thực hiện đồ án tốt nghiệp dưới dạng Capstone Project đã được trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng áp dụng cho SV thuộc chương trình tiên tiến từ năm 2014. SV làm Capstone Project phải triển khai thực hiện đề tài trong thời gian 5 tháng tại DN dưới sự hướng dẫn của Hội đồng hướng dẫn gồm giảng viên của trường và các chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm của DN. Đề tài Capstone Project được lựa chọn là vấn đề mà DN đang quan tâm nghiên cứu và được Hội đồng hướng dẫn định hướng về nội dung để vừa đảm bảo yêu cầu về tính học thuật vừa đảm bảo yêu cầu về khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài.

Dự án Capstone vì vậy được xem là “nơi tri thức hàn lâm gặp gỡ với thực tại công nghiệp”. Mục đích của Capstone là áp dụng tri thức thu được trong trường và biến nó thành kỹ năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp. Kết quả của dự án Capstone phải được trình bày dưới dạng báo cáo do cả DN và các giảng viên hướng dẫn đánh giá.

Sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo giúp cho SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng rút ngắn khoảng cách giữa giảng đường và công việc thực tế, hình thành kỹ năng nghề nghiệp khi còn đang là SV

Sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo giúp cho SV Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng rút ngắn khoảng cách giữa giảng đường và công việc thực tế, hình thành kỹ năng nghề nghiệp khi còn đang là SV

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Để đi đến sự thống nhất với các DN, nhất là các DN hàng đầu trong hướng dẫn, đánh giá dự án Capstone của SV là không đơn giản vì thường thì kiến thức và cách thức của nhà trường thường mang tính hàn lâm hơn.

Chính vì vậy, mỗi dự án Capstone do cả kỹ sư của DN hướng dẫn phần giải quyết một vấn đề thực tiễn của DN, giảng viên của nhà trường sẽ đảm nhận hướng dẫn phần lý thuyết và SV có 2 cột điểm đánh giá”. Với cách thực hiện dự án Capstone, giảng viên cũng có cơ hội tiếp cận với DN, cập nhật những công nghệ, thực tiễn tại DN sản xuất.

 Robot vận chuyển thức ăn phục vụ người cách ly vì dịch Covid – 19 của thầy, trò trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng được tri ân “Tuyến đầu chống dịch Covid-1. Trong ảnh: Đại diện lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa và bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng tại buổi lễ bàn giao Robot BK-ANTICOVID vào tháng 3/2020

Robot vận chuyển thức ăn phục vụ người cách ly vì dịch Covid – 19 của thầy, trò trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng được tri ân “Tuyến đầu chống dịch Covid-1. Trong ảnh: Đại diện lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa và bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng tại buổi lễ bàn giao Robot BK-ANTICOVID vào tháng 3/2020

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và định hình lại nền kinh tế thế giới. Vì vậy, đam mê mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường nghề nghiệp. Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong đào tạo để tích hợp cho SV khiến thức, kỹ năng mềm và tinh thần khởi nghiệp. Với tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và đối với xã hội, người lao động sẽ dễ dàng thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/truong-dh-bach-khoa-dh-da-nang-hoc-trong-moi-truong-nghe-nghiep-qaQxRJ9GR.html