Truyền thuyết lạ về ngôi chùa đệ nhất đất Phố Hiến xưa

Tên gọi Kim Chung Tự (chùa Chuông Vàng) bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa. Truyền thuyết này kể rằng, nhiều thế kỷ trước, một trận đại hồng thủy chưa từng có đã xảy ra tại địa phương...

Tọa lạc tại phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15). Từ thuở xưa, chùa đã nổi tiếng khắp gần xa, được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Tọa lạc tại phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15). Từ thuở xưa, chùa đã nổi tiếng khắp gần xa, được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Tên gọi chùa Chuông khiến một số người nghĩ rằng chùa có nhiều chuông, nhưng thực tế ở đây chỉ có một quả chuông như nhiều ngôi chùa Việt khác. Quả chuông của chùa cao khoảng 1 mét, được đặt trên gác chuông liền kề với nhà thượng điện.

Tên gọi chùa Chuông khiến một số người nghĩ rằng chùa có nhiều chuông, nhưng thực tế ở đây chỉ có một quả chuông như nhiều ngôi chùa Việt khác. Quả chuông của chùa cao khoảng 1 mét, được đặt trên gác chuông liền kề với nhà thượng điện.

Theo lời kể được truyền lại của các bậc cao tăng ở chùa Chuông, chùa có tên Kim Chung Tự (chùa Chuông Vàng) bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa. Truyền thuyết này kể rằng, nhiều thế kỷ trước, một trận đại hồng thủy chưa từng có đã xảy ra tại địa phương.

Theo lời kể được truyền lại của các bậc cao tăng ở chùa Chuông, chùa có tên Kim Chung Tự (chùa Chuông Vàng) bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa. Truyền thuyết này kể rằng, nhiều thế kỷ trước, một trận đại hồng thủy chưa từng có đã xảy ra tại địa phương.

Luồng nước hung dữ từ trận đại hồng thủy ấy đã cuốn theo một bè gỗ. Điều kỳ lạ là trên bè ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại.

Luồng nước hung dữ từ trận đại hồng thủy ấy đã cuốn theo một bè gỗ. Điều kỳ lạ là trên bè ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại.

Một ngày kia, bè gỗ dạt vào bãi sông thôn Nhân Dục, thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay là phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các cụ già hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được.

Một ngày kia, bè gỗ dạt vào bãi sông thôn Nhân Dục, thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay là phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các cụ già hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được.

Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh đến nơi xảy ra sự việc. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng. Thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.

Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh đến nơi xảy ra sự việc. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng. Thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.

Sau đó, nhân dân trong vùng làm lễ rước chuông vào gác. Tất cả đều háo hức nghe sư cụ thỉnh hồi chuông đầu tiên. Hồi chuông ấy vang lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm dân tình các nơi nghe thấy đều phấn chấn.

Sau đó, nhân dân trong vùng làm lễ rước chuông vào gác. Tất cả đều háo hức nghe sư cụ thỉnh hồi chuông đầu tiên. Hồi chuông ấy vang lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm dân tình các nơi nghe thấy đều phấn chấn.

Lại có lời kể rằng, vì nghe thấy tiếng chuông mà nhiều báu vật của người Nam lưu lạc ở xứ Bắc liền trỗi dậy tìm về. Vua quan phương Bắc lúc đó rất lo lắng vì ngày nào tiếng chuông còn vang thì các báu vật phương Nam sẽ về hết với chủ.

Lại có lời kể rằng, vì nghe thấy tiếng chuông mà nhiều báu vật của người Nam lưu lạc ở xứ Bắc liền trỗi dậy tìm về. Vua quan phương Bắc lúc đó rất lo lắng vì ngày nào tiếng chuông còn vang thì các báu vật phương Nam sẽ về hết với chủ.

Người phương Bắc bèn sang đất Việt đóng giả làm cao tăng tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết dã tâm ấy, tăng ni trong chùa đành mang chuông giấu xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người giấu chuông đều viên tịch hết, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không biết ở đâu.

Người phương Bắc bèn sang đất Việt đóng giả làm cao tăng tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết dã tâm ấy, tăng ni trong chùa đành mang chuông giấu xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người giấu chuông đều viên tịch hết, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không biết ở đâu.

Có người cho rằng, chuông vàng đã về với đất mẹ. Và để tưởng nhớ quả chuông thiêng ấy, các tăng ni và nhân dân trong vùng liền đổi tên chùa thành Kim Chung Tự...

Có người cho rằng, chuông vàng đã về với đất mẹ. Và để tưởng nhớ quả chuông thiêng ấy, các tăng ni và nhân dân trong vùng liền đổi tên chùa thành Kim Chung Tự...

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/truyen-thuyet-la-ve-ngoi-chua-de-nhat-dat-pho-hien-xua-2023865.html