Từ thành công của Diên Hi công lược, Như Ý truyện: Vì sao khán giả say mê thể loại phim cung đấu?

Từ Chân Hoàn, Cung tâm kế, Diên Hi công lược đến Như Ý truyện, vì sao khán giả lại mê mệt thể loại cung đấu?

Mặc dù Tổng cục truyền hình thông báo lệnh cấm các đài truyền hình vệ tinh công chiếu các bộ phim cung đấu có sự thay đổi, chỉnh sửa lịch sử, nhưng lệnh này gần như bị vô hiệu hóa trước tình yêu của khán giả dành cho dòng phim này.

Năm 2018, bộ phim cung đấu được xem là hot nhất thời điểm này chính là Diên Hi công lược (延禧攻略), thành tích của bộ phim tàn phá trên mọi mặt trận. Diên Hi công lược kết thúc với 70 tập phim thì ngay lập tức Hậu cung Như Ý truyện sau nhiều năm đắp chiếu lại bất ngờ qua được ải kiểm duyệt, nhanh chóng giành cho mình một vé lên sóng.

Hậu cung Như Ý truyện (如懿传) trong mắt khán giả là “Kịch vương” (ông vua của các phim truyền hình) về thể loại cung đấu lúc bấy giờ khi đã đầu tư cho mình những bối cảnh, trang phục, lễ nghi vô cùng hoành tráng. Vậy tại sao phim về đề tài cung đấu lại được hoan nghênh chào đón đến vậy?

Nhiều người cho rằng con gái thích xem phim cung đấu nhưng trên thực tế được chứng minh, năm 2012 sau khi Hậu cung Chân Hoàn truyện (甄嬛传) lên sóng đã được đông đảo các bạn nam nhân đón xem. Có thể mọi người sẽ cảm thấy có gì đó sai sai nhưng đây chính là mê lực mà phim cung đấu mang lại.

Phim cung đấu thường là những bộ phim xoay quanh cuộc sống trong chốn hoàng cung, một đám phi tần vì để tranh sủng của Hoàng thượng mà không từng bất cứ thủ đoạn nào, hãm hại vu oan lẫn nhau, hoặc cũng có người vì sự hưng suy của gia tộc mà hao tâm tổn trí.

Phim cung đấu cũng có thể nói theo kiểu phim tranh quyền đoạt vị giữa các hoàng tử, vua và thần tại cung đình thế nhưng đề tài này ít được nói đến mỗi khi nói về cung đấu. Từ đây, dễ dàng nhận ra được các Phi tần là “lãnh đạo”, các thái giám, nô bộc trong cung điện chính là “thủ hạ” của mình, còn các nha hoàn thân cận bên mình chỉ là “tâm phúc”. Sự thành bại của họ có một sự quan hệ mật thiết đến độ trung thành của những người này.

Muốn được phong tấn, muốn triệt hạ đối thủ cạnh tranh của mình thì chỉ có một cách duy nhất đó là dùng thủ đoạn. Nói một cách khác, mấy ngàn năm nay Trung Quốc không những thích đấu với người khác, mà ngược lại còn thích xem kẻ khác đấu đá với nhau. Đâu cũng chính là bản tính vốn có của người Trung Quốc.

Mối quan hệ các nhân vật trong phim cũng được xây dựng rất tinh vi, có khi là bạn bè, tỷ muội tốt đối đãi thật tình, giúp đỡ lẫn nhau, có khi họ chính là con dao hai lưỡi, âm thầm hãm hại, vu oan giá họa. Phim cung đấu thường khắc họa tính cách con người khá hoàn chỉnh, toàn diện. Bạn nên đề phòng ai, nên ba hoa dỗ ngọt ai, thậm chí nên tiến thoái cùng ai được xây dựng rất giống với bức tranh của cuộc sống thực tại.

Hơn thế nữa, tình cảnh nhân vật cũng được xây dựng rất chặt chẽ, thỏa mãn người xem. Thường sẽ giải thích làm thế nào để “hạ màn” một người, giống như nhân quả báo ứng của họ. Dưới bối cảnh này các phụ nữ trong hậu cung thường có kết cục rất bi thương. Mặc dù xã hội phong kiến đã cách xa chúng ta nhưng có thể dùng con mắt của thời đại xã hội bình đẳng để xem hành vi và kết cục của các nữ tử ở xã hội phong kiến cũng đủ sức để hấp dẫn để theo đuổi thể loại phim này.

Ngoài tính chân thực ra thì tình tiết trong phim cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Sự đặc sắc, tinh hoa của phim cung đấu thể hiện trong chữ “Đấu”, tâm cơ và các phương thức đối phó lẫn nhau mới là điểm cần chú ý nhất, những thứ này đều thuộc về “tình tiết cao trào”. Ngoại trừ các phi tần ra, thì các thái giám, nô tài cũng có thể tàn sát lẫn nhau để tranh giành một thứ gì đó. Những thứ này làm cho khán giả chăm chú đến quên cả trời đất.

Sự hiếu kỳ về lịch sử của con người cũng là một trong những ưu thế lớn của phim truyền hình cổ trang. Các tình tiết bên trong văn hóa và lịch sử của Trung Quốc không thể biết được có bao nhiều là thật, bao nhiêu là hư cấu, truyền tai nhau mà ra, vì thế đã nảy sinh một tâm lý muốn khám phá mọi thứ trong lòng khán giả.

Phim truyền hình thể loại cung đấu là bộ phim lấy bối cảnh, cốt truyện của văn hóa cổ đại thời gian đó để làm tiền đề phát triển câu chuyện. Chủ yếu miêu tả con đường sinh tồn của nữ tử trong hậu cung thời cổ đại, không đòi hỏi tính chuyên nghiệp quá cao, dễ dàng lý giải hơn so với mưu kế của nam nhân, hơn nữa tâm lý và tính cách của con người trong đó cũng khắc họa chân thật hơn. Có điều, một số phim cung đấu vì để phong phú tình tiết của phim mà thay đổi, chỉnh sửa một số chi tiết lịch sử, như thế sẽ dễ gây nên sự hiểu lầm cho thế hệ về sau.

Bảo Duyên

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dien-anh/dien-hi-cong-luoc-vi-sao-khan-gia-say-me-the-loai-phim-cung-dau-5639723.html