Tưởng bình thường nhưng cực nguy hiểm: 8 thói quen âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn, gây tổn thương tế bào não. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hoặc mảng xơ vữa - hai nguyên nhân chính gây đột quỵ.
Dưới đây là 8 thói quen và tình trạng sức khỏe thường gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm:
1. Tăng huyết áp là thủ phạm số 1

Huyết áp cao là thủ phạm số 1 dẫn đến đột quỵ.
Huyết áp cao khiến thành mạch máu luôn trong trạng thái bị căng quá mức, dễ vỡ hoặc tổn thương. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ do tắc mạch và chảy máu não. Người có huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 - 4 lần người bình thường.
2. Hút thuốc lá
Nicotine và các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm tăng huyết áp, mỡ máu và gây xơ cứng thành mạch. Dù là hút thuốc chủ động hay thụ động đều khiến máu lưu thông kém, dễ hình thành huyết khối dẫn đến tắc mạch não.
3. Bệnh tim mạch
Các bệnh lý như rung nhĩ, suy tim, hẹp hở van tim đều làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Nếu cục máu di chuyển lên não sẽ gây tắc mạch, dẫn đến đột quỵ. Rung nhĩ là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm này.
Đường huyết cao kéo dài gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Đặc biệt, tiểu đường còn khiến quá trình phục hồi sau đột quỵ chậm hơn và làm tăng nguy cơ tái phát.

Đường huyết cao kéo dài gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch.
5. Sử dụng thuốc và nội tiết tố không đúng chỉ định
Các loại thuốc như thuốc tránh thai nội tiết, hormone thay thế, thuốc chống đông nếu dùng không đúng cách (đặc biệt ở phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc, có bệnh nền) sẽ làm tăng nguy cơ huyết khối hoặc chảy máu não, dễ dẫn đến đột quỵ.
6. Mỡ máu cao (rối loạn lipid máu)
Cholesterol và triglyceride cao gây tích tụ mảng bám trong lòng mạch, khiến máu khó lưu thông, tăng nguy cơ tắc mạch não. Đây là yếu tố đi kèm với tăng huyết áp và xơ vữa động mạch - nguy cơ kép gây đột quỵ.

Cholesterol và triglyceride cao gây tích tụ mảng bám trong lòng mạch, khiến máu khó lưu thông, tăng nguy cơ tắc mạch não.
7. Tuổi tác
Từ 55 tuổi trở lên, nguy cơ đột quỵ tăng rõ rệt do lão hóa mạch máu và hệ thần kinh. Khi kết hợp với các yếu tố như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường… nguy cơ sẽ tăng gấp nhiều lần.
8. Béo phì, ít vận động
Thừa cân đặc biệt là béo bụng, làm rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, mỡ máu và nguy cơ tiểu đường. Khi kết hợp với lối sống lười vận động, đây chính là “mồi lửa” khiến đột quỵ dễ xảy ra bất ngờ.
Không ai có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đột quỵ, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách kiểm soát các yếu tố trên: bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, vận động đều đặn, kiểm tra huyết áp, đường huyết, mỡ máu định kỳ, và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.