Tuyến đường biển phương Bắc trở thành thắng lợi địa chính trị lớn của Nga

Nga đang sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc để vượt qua lệnh cấm vận do phương Tây áp đặt, nhất là khi họ có đối tác lớn là Trung Quốc cùng tham gia khai thác.

Theo tờ OilPrice, Nga đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình bằng cách tăng cường buôn bán tài nguyên năng lượng và hàng hóa với Trung Quốc thông qua Tuyến đường biển phương Bắc (NSR).

Theo tờ OilPrice, Nga đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình bằng cách tăng cường buôn bán tài nguyên năng lượng và hàng hóa với Trung Quốc thông qua Tuyến đường biển phương Bắc (NSR).

Dự báo tiềm năng của NSR sẽ còn tăng cao theo thời gian khi tuyến đường này giúp Nga phá vỡ thế bao vây cấm vận của phương Tây, kết nối hàng hóa của họ với nhiều đối tác khác trên khắp hành tinh.

Dự báo tiềm năng của NSR sẽ còn tăng cao theo thời gian khi tuyến đường này giúp Nga phá vỡ thế bao vây cấm vận của phương Tây, kết nối hàng hóa của họ với nhiều đối tác khác trên khắp hành tinh.

Hiện nay Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế và thương mại chính của Liên bang Nga, sự gần gũi giữa hai nước xét từ góc độ lợi ích địa chính trị là rõ ràng khi cùng có tham vọng thách thức trật tự thế giới do phương Tây làm bá chủ.

Hiện nay Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế và thương mại chính của Liên bang Nga, sự gần gũi giữa hai nước xét từ góc độ lợi ích địa chính trị là rõ ràng khi cùng có tham vọng thách thức trật tự thế giới do phương Tây làm bá chủ.

Trung Quốc đã đứng về phía Nga nhiều lần tại Liên hợp quốc, Moskva cũng hỗ trợ Bắc Kinh trong đối ngoại và cung cấp lượng lớn tài nguyên, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), dự kiến đến cuối năm 2024, nước này sẽ bán cho Trung Quốc thêm 10 tỷ m3 LNG.

Trung Quốc đã đứng về phía Nga nhiều lần tại Liên hợp quốc, Moskva cũng hỗ trợ Bắc Kinh trong đối ngoại và cung cấp lượng lớn tài nguyên, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), dự kiến đến cuối năm 2024, nước này sẽ bán cho Trung Quốc thêm 10 tỷ m3 LNG.

Tầm quan trọng của loại nhiên liệu siêu lạnh nói trên đang tăng cao, đặc biệt khi phương Tây đưa ra các biện pháp bao vây chống lại việc Nga xuất khẩu tài nguyên, giới chuyên gia cho rằng nhu cầu LNG trong bối cảnh tình hình địa chính trị toàn cầu biến động sẽ ngày một lớn.

Tầm quan trọng của loại nhiên liệu siêu lạnh nói trên đang tăng cao, đặc biệt khi phương Tây đưa ra các biện pháp bao vây chống lại việc Nga xuất khẩu tài nguyên, giới chuyên gia cho rằng nhu cầu LNG trong bối cảnh tình hình địa chính trị toàn cầu biến động sẽ ngày một lớn.

Theo đánh giá của tờ OilPrice, trong bối cảnh hiện nay cần phải đặc biệt chú ý đến vai trò của Tuyến đường biển phương Bắc, nhất là khi Nga đang triển khai nhiều sáng kiến nhằm hướng tới có thể sử dụng NSR quanh năm.

Theo đánh giá của tờ OilPrice, trong bối cảnh hiện nay cần phải đặc biệt chú ý đến vai trò của Tuyến đường biển phương Bắc, nhất là khi Nga đang triển khai nhiều sáng kiến nhằm hướng tới có thể sử dụng NSR quanh năm.

Mục tiêu của phía Nga là tăng khối lượng cung ứng hàng hóa dọc Tuyến đường biển phương Bắc từ mức 36 triệu tấn hàng hóa hiện nay, lên tới 100 triệu tấn vào năm 2026, và 200 triệu tấn trong năm 2030.

Mục tiêu của phía Nga là tăng khối lượng cung ứng hàng hóa dọc Tuyến đường biển phương Bắc từ mức 36 triệu tấn hàng hóa hiện nay, lên tới 100 triệu tấn vào năm 2026, và 200 triệu tấn trong năm 2030.

Liên bang Nga có lượng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực với trữ lượng rất lớn, điển hình như tổng khối lượng các mỏ khí đốt tại đây ước tính lên tới 35,7 nghìn tỷ m3, còn dầu và khí ngưng tụ là hơn 2,3 tỷ tấn.

Liên bang Nga có lượng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực với trữ lượng rất lớn, điển hình như tổng khối lượng các mỏ khí đốt tại đây ước tính lên tới 35,7 nghìn tỷ m3, còn dầu và khí ngưng tụ là hơn 2,3 tỷ tấn.

Trong tương lai gần, tốc độ khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở khu vực Bắc Cực sẽ tăng lên và Tuyến đường biển phương Bắc chắc chắn đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều so với hiện tại.

Trong tương lai gần, tốc độ khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở khu vực Bắc Cực sẽ tăng lên và Tuyến đường biển phương Bắc chắc chắn đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều so với hiện tại.

Bên cạnh đó, sự chung tay phát triển Bắc Cực sẽ góp phần vào nỗ lực của Nga và Trung Quốc nhằm làm suy yếu quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ trong thương mại năng lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự chung tay phát triển Bắc Cực sẽ góp phần vào nỗ lực của Nga và Trung Quốc nhằm làm suy yếu quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ trong thương mại năng lượng toàn cầu.

"Thông qua việc bán tài nguyên thiên nhiên để lấy đồng rúp, Nga vừa hỗ trợ được nền kinh tế của mình, vừa làm suy yếu uy tín của Mỹ cũng như quyền bá chủ của đồng đô la trong dài hạn", Cựu phó chủ tịch điều hành Ngân hàng Trung Quốc - ông Zhang Yanling cho biết

"Thông qua việc bán tài nguyên thiên nhiên để lấy đồng rúp, Nga vừa hỗ trợ được nền kinh tế của mình, vừa làm suy yếu uy tín của Mỹ cũng như quyền bá chủ của đồng đô la trong dài hạn", Cựu phó chủ tịch điều hành Ngân hàng Trung Quốc - ông Zhang Yanling cho biết

Theo tuyên bố của Nga, ranh giới Tuyến đường biển phương Bắc được xác định bởi mã vận chuyển thương mại và kéo dài từ quần đảo Novaya Zemlya đến Mũi Dezhnev ở Chukotka.

Theo tuyên bố của Nga, ranh giới Tuyến đường biển phương Bắc được xác định bởi mã vận chuyển thương mại và kéo dài từ quần đảo Novaya Zemlya đến Mũi Dezhnev ở Chukotka.

Hiện tại một nhóm tàu phá băng hạt nhân của Nga liên tục làm nhiệm vụ trên tuyến đường nói trên để đảm bảo an toàn hàng hải, chúng là phương tiện không thể thiếu nhằm hộ tống tàu chở hàng qua đây.

Hiện tại một nhóm tàu phá băng hạt nhân của Nga liên tục làm nhiệm vụ trên tuyến đường nói trên để đảm bảo an toàn hàng hải, chúng là phương tiện không thể thiếu nhằm hộ tống tàu chở hàng qua đây.

Trong tương lai gần, Nga sẽ phải tăng gấp nhiều lần số lượng tàu phá băng để hỗ trợ tàu hàng đi qua NSR, hợp tác với Trung Quốc tỏ ra là hướng đi khả thi nhất bởi tiềm lực tài chính của Bắc Kinh đủ để đáp ứng nhu cầu từ phía Moskva.

Trong tương lai gần, Nga sẽ phải tăng gấp nhiều lần số lượng tàu phá băng để hỗ trợ tàu hàng đi qua NSR, hợp tác với Trung Quốc tỏ ra là hướng đi khả thi nhất bởi tiềm lực tài chính của Bắc Kinh đủ để đáp ứng nhu cầu từ phía Moskva.

Tuy vậy tham vọng độc quyền khai thác NSR của Nga đang bị thách thức, khi Mỹ và nhiều nước phương Tây khẳng định phần lớn tuyến đường thuộc về vùng biển quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Moskva không thể đơn phương áp đặt luật lệ.

Tuy vậy tham vọng độc quyền khai thác NSR của Nga đang bị thách thức, khi Mỹ và nhiều nước phương Tây khẳng định phần lớn tuyến đường thuộc về vùng biển quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Moskva không thể đơn phương áp đặt luật lệ.

Nhằm phá vỡ thế độc tôn của Nga, Mỹ đang lôi kéo các đồng minh vùng cực như Na Uy và Canada trong những dự án lớn nhằm chế tạo thêm tàu phá băng để tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực.

Nhằm phá vỡ thế độc tôn của Nga, Mỹ đang lôi kéo các đồng minh vùng cực như Na Uy và Canada trong những dự án lớn nhằm chế tạo thêm tàu phá băng để tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tuyen-duong-bien-phuong-bac-tro-thanh-thang-loi-dia-chinh-tri-lon-cua-nga-post585543.antd