Tuyên Quang giảm nghèo từ dạy nghề, tạo việc làm

Tuyên Quang đặc biệt chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động bởi xác định đây là một trong những yếu tố then chốt trong công tác giảm nghèo bền vững.

Trong 9 tháng đầu năm, Tuyên Quang đã giải quyết việc làm cho hơn 22.500 lao động, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, lao động làm việc tại các ngành kinh tế tại tỉnh là 14.123 người, lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trong nước là 7.408 người và 1.022 lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Lựa chọn đúng giải pháp cùng với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả đã giúp Tuyên Quang gặt hái được kết quả ấn tượng. Tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lao động việc làm, xóa bỏ nỗi sợ đi lao động xa hay e ngại các lớp học nghề, phối hợp với các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm ngay trên địa bàn… tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống.

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển giáo dục nghề nghiệp tạo thu nhập ổn định là giải pháp hữu hiệu đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển giáo dục nghề nghiệp tạo thu nhập ổn định là giải pháp hữu hiệu đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Ngay từ đầu năm, Tuyên Quang đã đặt ra những mục tiêu rõ ràng cho công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Đó là những mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; Giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương; Hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo mới; Hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng; Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

Tỉnh nỗ lực đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trung bình từ 4%/năm trở lên.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/giam-ngheo-tu-day-nghe-tao-viec-lam-2331599.html