Tuyển sinh đại học năm 2025: Gần 20 phương thức xét tuyển
Dự kiến có gần 20 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025. Các trường có thể lựa chọn áp dụng phương thức nào phù hợp với mục tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường không nên sử dụng quá nhiều phương thức, gây nhiễu cho thí sinh.
Gần 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
Tại dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT công bố danh mục các phương thức xét tuyển (do Bộ quy định), cụ thể như sau:

Thông tin trên Vietnamnet trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố số liệu các thí sinh trúng tuyển theo từng phương thức trong năm 2024. Qua phân tích dữ liệu cho thấy, trên 80% thí sinh trúng tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ, trong đó hơn 52% số thí sinh trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, gần 28% thí sinh trúng tuyển bằng học bạ.
Số còn lại trúng tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (3,36%); xét tuyển kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án (1,96%) và các phương thức khác; các phương thức khác với 12 phương thức (13,33%).

Ảnh minh họa.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay, việc các trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển có thể gây nhiễu thông tin cho thí sinh. Trong khi thực tế, có nhiều phương thức không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký nên kém hiệu quả.
Trước thực tế này, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường nên cân nhắc loại bỏ phương thức xét tuyển không hiệu quả, đồng thời cần có phương án xét tuyển bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển như không phân chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển; quy điểm tương đương trúng tuyển.
Bộ GD&ĐT công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành văn bản hướng dẫn một số nội dung tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Theo Lao Động, đề thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, Chương trình Giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 7/11/2006 (gọi tắt là Chương trình Giáo dục phổ thông 2006) như sau:

Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành như sau:

Những thí sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình mới phải làm bốn bài thi, bắt buộc có Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, các em chọn hai môn đã học ở trường (Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ).
Đề thi Ngữ văn theo hình thức tự luận. Các môn còn lại theo dạng trắc nghiệm với các câu hỏi chọn phương án đúng, đáp án đúng/sai và trả lời ngắn.
Trong công thức tính điểm xét tốt nghiệp, điểm các môn thi chiếm 50%; còn lại là điểm học bạ lớp 10, 11 và 12 (50%) và điểm ưu tiên nếu có. So với trước, điểm học bạ tăng 20%.
Thí sinh thi theo chương trình cũ sẽ làm bài thi Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ, cùng một trong hai bài Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Kết quả thi sẽ được công bố vào ngày 16/7, sớm hơn năm ngoái một ngày.
Các trường cần xem xét kỹ việc mở các tổ hợp "lạ"
Trước đó, tại Hội nghị tuyển sinh năm 2025 do Bộ GD&ĐT tổ chức, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, kết quả thực hiện tuyển sinh năm 2024 cho thấy thực trạng các cơ sở đào tạo sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển gây nhiễu thông tin. Có tới hơn 200 phương thức không có hoặc rất ít thí sinh đăng kí; chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Nhiều cơ sở đào tạo chưa phân tích tương quan, đánh giá đối sánh kết quả học tập của sinh viên theo các phương thức xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh thời gian vừa qua, cơ quan báo chí nói về vấn đề tổ hợp lạ và đã nói đúng. Ông Sơn phân tích, những năm trước, thí sinh học chương trình giáo dục 2006, bậc THPT học tất cả các môn. Khi thi tốt nghiệp, học sinh thi 6 trong số các môn đã được học. Như vậy, dù không thi nhưng học sinh có kiến thức nền tất cả các môn.
Nhưng năm nay, học sinh học theo chương trình giáo dục 2018, có nhiều môn học sinh không lựa chọn học. Vì vậy, ví dụ ngành Sư phạm Vật lí không tuyển môn Vật lí trong tổ hợp, rất có thể thí sinh đó không lựa chọn học môn Vật lí suốt 3 năm THPT. Khi vào học đại học, sinh viên chỉ có kiến thức môn Vật lí bậc THCS khi học môn Khoa học Tự nhiên. Như vậy, làm thế nào sinh viên có thể học được môn Vật lí ở bậc Đại học. "Đề nghị các nhà trường cần điều chỉnh xét tuyển để gắn đại học với giáo dục phổ thông. Mở rộng tổ hợp xét tuyển không chắc đã tuyển được nhiều thí sinh nhưng chắc chắn là không hợp lí'", ông Sơn nói. Vì vậy, ông Sơn cho rằng, việc mở rộng tổ hợp tuyển sinh không hợp lí đôi khi còn bất lợi cho các trường khi dư luận, báo chí vào cuộc.
Trúc Chi (t/h)