Tỷ giá đồng nhân dân tệ trở thành tâm điểm chính trong các cuộc đàm phán kinh tế Mỹ-Trung
ng nhân dân tệ đã đạt mức cao nhất trong ba năm qua so với USD và mức cao nhất trong 5 năm so với rổ tiền tệ có trọng số thương mại trong tuần này.
Nhân dân tệ của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 3 năm so với USD và mức cao nhất trong 5 năm so với rổ tiền tệ có trọng số thương mại trong tuần này. Ảnh: Reuters.
Các nhà phân tích nhận định, việc đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh so với USD gần đây có khả năng thu hút sự giám sát của chính quyền ông Biden về cơ chế tỷ giá hối đoái không rõ ràng của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại cấp cao được tiếp tục giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc Liu He đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào sáng thứ 4, chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc trò chuyện với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, người đại diện cho các cuộc đàm phán thương mại song phương đầu tiên dưới sự chủ trì của Joe Biden.
Trung Quốc hứa sẽ hạn chế thao túng tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ để có lợi thế cạnh tranh như một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã ký với Mỹ vào năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Khoon Goh, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á của Ngân hàng ANZ cho hay Washington đang lo ngại rằng các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc có thể sẽ đóng vai trò ủy thác cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) can thiệp vào thị trường,
Một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về tỷ giá hối đoái được công bố vào cuối năm ngoái nhấn mạnh rằng Trung Quốc cung cấp rất hạn chế về sự minh bạch về các đặc điểm chính trong cơ chế tỷ giá hối đoái của họ, bao gồm mối quan hệ giữa PBOC, hoạt động ngoại hối của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng trung ương hoạt động trên thị trường nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc.
Goh nói: “Rất có thể có những lý do thương mại chính đáng khiến các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng cường mua tài sản nước ngoài của họ. Nhưng Bộ Tài chính Mỹ nghi ngờ rằng một số trong số đó có thể là sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái trên thực tế.”
Trong quá khứ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào sự can thiệp của ngoại hối để kiểm soát giá trị của đồng nhân dân tệ. Nhưng kể từ năm 2017, PBOC đã tuyên bố không can thiệp tiền tệ và sẽ tập trung vào việc mở tài khoản vốn của quốc gia để cho phép nới rộng lưu lượng tiền tệ lưu thông tại Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải làm cho giá trị của đồng nhân dân tệ được thúc đẩy bởi thị trường hơn là do chính phủ xác định và tài sản dự trữ của Trung Quốc luôn ổn định trong khoảng từ 3 nghìn tỷ USD đến 3,2 nghìn tỷ USD kể từ đó.
Nhưng sau quyết định của PBOC ngừng can thiệp tiền tệ trực tiếp, dòng vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc đã khiến tài sản nước ngoài trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng 30% trong ba năm lên khoảng 7,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (117 tỷ USD).
Theo hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của mình, Trung Quốc kiểm soát giá trị của đồng nhân dân tệ bằng cách đặt tỷ giá tương đương trung tâm hàng ngày so với USD hạn chế dao động ở mức cao hơn hoặc thấp hơn điểm giữa đó ở mức 2%.
Đồng nhân dân tệ đã đạt mức cao nhất trong 3 năm so với USD và mức cao nhất trong năm 5 so với rổ tiền tệ có trọng số thương mại trong tuần này. Đáp lại, PBOC cảnh báo về những thiệt hại tiềm tàng đối với xuất khẩu và nguy cơ dòng vốn đầu cơ hình thành bong bóng tài sản, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính nếu vỡ.
Trong nỗ lực mới nhất để hạ nhiệt sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, PBOC vào thứ 2 đã tăng số tiền mà các tổ chức tài chính phải dành để dự trữ đối với tiền gửi ngoại tệ của họ. Các nhà phân tích ước tính động thái có hiệu lực từ ngày 15/6 sẽ đóng băng khoảng 20 tỷ USD thanh khoản ngoại hối.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt với tình thế khó xử, vì họ không muốn phải sử dụng các công cụ mạnh để hạn chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ khi chính quyền ông Biden ra dấu hiệu chưa sẵn sàng dỡ bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Hơn nữa, do Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được đầy đủ các cam kết trong thỏa thuận giai đoạn một là mua thêm hàng hóa của Mỹ, nên Bắc Kinh sẽ tìm cách duy trì bầu không khí tích cực để đàm phán về các giao dịch mua của mình.
Liang Tao, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, cho biết cuối tuần qua rằng với sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, sự biến động thị trường sẽ tăng lên khi có nhiều kỳ vọng cho rằng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Liang cho biết: “Trong khi các nền kinh tế tiên tiến đang kiên quyết áp dụng chính sách lãi suất thấp, thì một số nền kinh tế mới nổi gần đây đã tuyên bố tăng lãi suất. Điều này có thể gây ra sự định giá lại các tài sản tài chính toàn cầu và thậm chí khiến bong bóng tài sản vỡ ra”.
Michael Every, chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank, cho biết không thể tránh khỏi việc Trung Quốc sẽ vào cuộc để đẩy lùi giá trị của đồng nhân dân tệ, điều này sẽ làm tăng lạm phát hàng hóa bằng cách làm cho hàng hóa nhập khẩu có giá bằng USD rẻ hơn tính theo đồng nhân dân tệ.
T rung Quốc đã lập luận rằng Mỹ chính là người phải chịu trách nhiệm cho việc đồng nhân dân tệ mạnh hơn do các chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng bất thường của họ.
Every nói: “Chiến tranh ngoại hối là nguồn căng thẳng kéo dài giữa các nền kinh tế khác nhau vì chúng là một trò chơi có tổng bằng không. Nếu Mỹ đi theo con đường chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng, thì Trung Quốc có lẽ không thể làm điều đó; và rõ ràng điều đó sẽ tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng khi cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đều có những tham vọng chính trị lớn. Do đó, chúng tôi cũng nhận thấy mặt trận tiền tệ giữa hai quốc gia trên sẽ nóng lên trong thời gian tới”.