Tỷ giá ngoại tệ ngày 16/3: USD tăng, yên Nhật giảm
Đồng USD tăng giá, trong khi Yên Nhật giảm trước diễn biến của hàng loạt ngân hàng trung ương tung gói cứu nợ nền kinh tế.
Tỷ giá trong nước
Ngày 16/3, ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.222 đồng (tăng 10 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.858 đồng.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.290 đồng (bán). Eximbank: 23.130 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước công bố trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.212 đồng (tăng 15 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.858 đồng (tăng 15 đồng).
Đầu giờ sáng 13/3, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.125 đồng (mua) và 23.265 đồng (bán).
BIDV niêm yết ở mức: 23.125 đồng (mua) và 23.265 đồng (bán). Vietcombank: 23.130 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietinbank: 23.128 đồng (mua) và 23.268 đồng (bán). ACB: 23.140 đồng (mua) và 23.260 đồng (bán).
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng1,08 % ở mức thấp nhất trong hai tháng là 98,515.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York thông báo sẽ chi 1.500 tỷ USD để mua các tài sản tài chính, trong nỗ lực lớn nhằm bơm tiền vào thị trường trái phiếu giữa lúc thị trường Phố Wall đang “hoảng loạn” do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong một thông báo, Fed chi nhánh New York cho biết sẽ tăng mạnh quy mô các thỏa thuận mua lại (repo), theo đó sẽ mua lại trái phiếu kho bạc và các chứng khoán khác từ các ngân hàng và thương nhân với thỏa thuận bán lại có lãi vào ngày hôm sau hoặc sau đó.
Sau cú sốc giảm mạnh nhất kể từ năm 1987, thị trường chứng khoán Mỹ mở đầu phiên giao dịch cuối tuần với tín hiệu khá khả quan. CNBC cho biết chỉ số hợp đồng tương lai Mỹ quay đầu bật tăng 5% trong phiên ngày 13/3 sau đà giảm tốc mạnh 10% vào hôm trước đó.
Trước đó, Reuters cho biết chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản bất ngờ sụt 10% trước khi đóng cửa ở mức 6%. Chỉ số ASX200 trên sàn chứng khoán Australia trải qua một ngày khá hỗn loạn sau cú trượt dốc 8% rồi bật tăng trở lại trong những phút cuối của phiên giao dịch, hiện đóng phiên ở mức tăng 4,4%.
Ngày 13/3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành cắt giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có đủ điều kiện từ ngày 16/3 tới. Quyết định này sẽ giúp các ngân hàng Trung Quốc giải phóng 550 tỷ NDT (khoảng 78,57 tỷ USD) cho các khoản tiền dài hạn, để hỗ trợ nền kinh tế trong nước đang đứng trước nguy cơ giảm tốc do dịch COVID-19 suốt hơn 2 tháng qua.
Trước diễn biến xấu của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Đức đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 550 tỷ EUR, lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhằm cung cấp gói tín dụng “không giới hạn” hỗ trợ các doanh nghiệp Đức vượt qua đợt khủng hoảng.
Ngoài gói kích thích kinh tế trên, Chính phủ Đức cũng đã đồng ý tăng đầu tư 3,1 tỷ EUR mỗi năm trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2024. Việc tăng đầu tư với tổng trị giá 12,4 tỷ EUR sẽ được tài trợ hoàn toàn bởi thặng dư ngân sách năm 2019.
Đông Sơn