UAV FPV có sức mạnh, tác chiến ra sao?

Vào ngày 5/6, Quân đội Ukraine ra thông báo cho biết, họ đã bắt giữ thành công một UAV FPV được cấu hình đặc biệt của Nga, mang đạn chùm, chứa loại mìn bướm rất nguy hiểm.

 Quân đội Ukraine cho biết, quân Nga đã sử dụng UAV FPV được trang bị đạn chùm 9M27K3; đáng chú ý đây là loại đạn chùm dùng cho pháo phản lực 220mm BM-27 Uragan. Bức ảnh đính kèm rất thú vị, một chiếc UAV FPV, có một thùng kim loại treo ở phía dưới và có dây kết nối thân UAV và thùng kim loại.

Quân đội Ukraine cho biết, quân Nga đã sử dụng UAV FPV được trang bị đạn chùm 9M27K3; đáng chú ý đây là loại đạn chùm dùng cho pháo phản lực 220mm BM-27 Uragan. Bức ảnh đính kèm rất thú vị, một chiếc UAV FPV, có một thùng kim loại treo ở phía dưới và có dây kết nối thân UAV và thùng kim loại.

BM-27 Uragan là pháo phản lực phóng loạt hạng nặng, được Quân đội Liên Xô bắt đầu trang bị từ những năm 1970. Xe phóng 9P140 sử dụng khung gầm xe tải địa hình quân sự Zil-135 cấu hình 8×8, có khả năng triển khai nhanh chóng trong các điều kiện địa hình khác nhau.

BM-27 Uragan là pháo phản lực phóng loạt hạng nặng, được Quân đội Liên Xô bắt đầu trang bị từ những năm 1970. Xe phóng 9P140 sử dụng khung gầm xe tải địa hình quân sự Zil-135 cấu hình 8×8, có khả năng triển khai nhanh chóng trong các điều kiện địa hình khác nhau.

Pháo phản lực BM-27 Uragan được trang bị 16 ống phóng 220mm, có thể phóng đạn tên lửa có điều khiển và không điều khiển. Đạn tên lửa không điều khiển dài 4,8 mét và nặng 280 kg. Trọng lượng của đầu đạn là 90 đến 100 kg, bao gồm các loại nổ phá, đạn cháy, hóa học, đạn chùm và các loại khác. Chiếc UAV FPV của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ lần này đã sử dụng đầu đạn chùm của tên lửa này.

Pháo phản lực BM-27 Uragan được trang bị 16 ống phóng 220mm, có thể phóng đạn tên lửa có điều khiển và không điều khiển. Đạn tên lửa không điều khiển dài 4,8 mét và nặng 280 kg. Trọng lượng của đầu đạn là 90 đến 100 kg, bao gồm các loại nổ phá, đạn cháy, hóa học, đạn chùm và các loại khác. Chiếc UAV FPV của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ lần này đã sử dụng đầu đạn chùm của tên lửa này.

Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô được kế thừa bệ phóng tên lửa BM-27 và tiếp tục được sử dụng làm vũ khí hỗ trợ hỏa lực quan trọng. Trong những ngày đầu xung đột vũ trang Nga-Ukraine, người ta vẫn có thể nhìn thấy bệ phóng tên lửa BM-27 tham chiến.

Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô được kế thừa bệ phóng tên lửa BM-27 và tiếp tục được sử dụng làm vũ khí hỗ trợ hỏa lực quan trọng. Trong những ngày đầu xung đột vũ trang Nga-Ukraine, người ta vẫn có thể nhìn thấy bệ phóng tên lửa BM-27 tham chiến.

Tuy nhiên, hiệu suất của pháo BM-27 đã bị tụt lại phía sau và không còn có thể so sánh với HIMARS và các bệ phóng tên lửa tiên tiến khác của các nước phương Tây được Quân đội Ukraine sử dụng. BM-27 đã dần được Nga thay thế bằng pháo phản lực Tornado 300mm và BM-27 hiện nay hiếm thấy trên chiến trường.

Tuy nhiên, hiệu suất của pháo BM-27 đã bị tụt lại phía sau và không còn có thể so sánh với HIMARS và các bệ phóng tên lửa tiên tiến khác của các nước phương Tây được Quân đội Ukraine sử dụng. BM-27 đã dần được Nga thay thế bằng pháo phản lực Tornado 300mm và BM-27 hiện nay hiếm thấy trên chiến trường.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng pháo phản lực BM-27 để tấn công các mục tiêu quan trọng ở Ukraine. Trong ảnh Ukraine trưng bày cho thấy, phần còn lại của đầu đạn chùm của đạn tên lửa BM-27, sau khi thả hết đạn con, chỉ còn lại khung đầu đạn, có thể thấy ở trung tâm có một cấu trúc dạng tổ ong.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng pháo phản lực BM-27 để tấn công các mục tiêu quan trọng ở Ukraine. Trong ảnh Ukraine trưng bày cho thấy, phần còn lại của đầu đạn chùm của đạn tên lửa BM-27, sau khi thả hết đạn con, chỉ còn lại khung đầu đạn, có thể thấy ở trung tâm có một cấu trúc dạng tổ ong.

Đạn chùm dùng cho pháo phản lực BM-27 có tên 9M27K3, mang theo 12 đạn con 9Н128K3; đầu đạn 9M27K3 sử dụng ngòi nổ hẹn giờ kiểu thuốc đen, khi đến mục tiêu, ngòi nổ kích nổ đầu đạn, để đẩy các đạn con 9Н128K3 ra khỏi đầu đạn, nhờ đó đạt được sự phân bố đồng đều.

Đạn chùm dùng cho pháo phản lực BM-27 có tên 9M27K3, mang theo 12 đạn con 9Н128K3; đầu đạn 9M27K3 sử dụng ngòi nổ hẹn giờ kiểu thuốc đen, khi đến mục tiêu, ngòi nổ kích nổ đầu đạn, để đẩy các đạn con 9Н128K3 ra khỏi đầu đạn, nhờ đó đạt được sự phân bố đồng đều.

Mỗi đạn con 9Н128K3 được nạp 26 quả mìn sát thương PFM-1С. Một đầu đạn 9H128K3 có thể mang 312 quả mìn sát thương PFM-1С (mìn bướm) và một bệ phóng tên lửa BM-27 có thể rải 4992 quả mìn sát thương PFM-1С với một loạt 16 đạn chùm 9M27K3.

Mỗi đạn con 9Н128K3 được nạp 26 quả mìn sát thương PFM-1С. Một đầu đạn 9H128K3 có thể mang 312 quả mìn sát thương PFM-1С (mìn bướm) và một bệ phóng tên lửa BM-27 có thể rải 4992 quả mìn sát thương PFM-1С với một loạt 16 đạn chùm 9M27K3.

Các quả mìn sát thương PFM-1С sẽ nằm rải rác trên một khu vực hình bầu dục, có diện tích lên tới 150 ha, khoảng cách trung bình giữa các quả mìn riêng lẻ không quá 10 mét. Để tạo thành một bãi mìn dày đặc hơn, có thể bắn nhiều bệ phóng tên lửa liên tục, hoặc một bệ phóng tên lửa có thể bắn liên tục.

Các quả mìn sát thương PFM-1С sẽ nằm rải rác trên một khu vực hình bầu dục, có diện tích lên tới 150 ha, khoảng cách trung bình giữa các quả mìn riêng lẻ không quá 10 mét. Để tạo thành một bãi mìn dày đặc hơn, có thể bắn nhiều bệ phóng tên lửa liên tục, hoặc một bệ phóng tên lửa có thể bắn liên tục.

PFM-1С là loại mìn sát thương đơn giản và nhỏ nhất được phát triển từ thời Liên Xô. Chiều rộng là 120mm và trọng lượng chỉ 80 gram chất nổ lỏng được nạp vào một cấu trúc linh hoạt ở một bên. Sau khi mìn chạm đất, nó có thể chuyển sang trạng thái chiến đấu sau 1 đến 10 phút dưới tác động của ngòi nổ va chạm.

PFM-1С là loại mìn sát thương đơn giản và nhỏ nhất được phát triển từ thời Liên Xô. Chiều rộng là 120mm và trọng lượng chỉ 80 gram chất nổ lỏng được nạp vào một cấu trúc linh hoạt ở một bên. Sau khi mìn chạm đất, nó có thể chuyển sang trạng thái chiến đấu sau 1 đến 10 phút dưới tác động của ngòi nổ va chạm.

Nếu có người dẫm lên mìn PFM-1С, chất nổ lỏng bên trong sẽ tác động vào ngòi nổ bên trong, gây kích nổ. Vụ nổ tuy không mạnh, nhưng cũng đủ làm gãy nát bàn chân mang giầy của binh lính. PFM-1С được trang bị thiết bị tự hủy có khả năng tự hủy trong vòng 1 đến 40 giờ, để đảm bảo an toàn cho các bãi mìn. Tuy nhiên, do cấu trúc nhỏ nên thiết bị tự hủy không đáng tin cậy.

Nếu có người dẫm lên mìn PFM-1С, chất nổ lỏng bên trong sẽ tác động vào ngòi nổ bên trong, gây kích nổ. Vụ nổ tuy không mạnh, nhưng cũng đủ làm gãy nát bàn chân mang giầy của binh lính. PFM-1С được trang bị thiết bị tự hủy có khả năng tự hủy trong vòng 1 đến 40 giờ, để đảm bảo an toàn cho các bãi mìn. Tuy nhiên, do cấu trúc nhỏ nên thiết bị tự hủy không đáng tin cậy.

Ý tưởng sử dụng UAV 4 trục để mang mô-đun đạn con 9M27K3 (KPFM-M) trong nỗ lực rải mìn chống bộ binh PFM-1С ở phía sau chiến tuyến của quân Ukraine, thực sự là bước “nhảy vọt và sáng tạo” của lính Nga. Sau khi đến khu vực mục tiêu, UAV sử dụng nguồn điện riêng để kích nổ mô-đun đạn con để rải mìn sát thương PFM-1С.

Ý tưởng sử dụng UAV 4 trục để mang mô-đun đạn con 9M27K3 (KPFM-M) trong nỗ lực rải mìn chống bộ binh PFM-1С ở phía sau chiến tuyến của quân Ukraine, thực sự là bước “nhảy vọt và sáng tạo” của lính Nga. Sau khi đến khu vực mục tiêu, UAV sử dụng nguồn điện riêng để kích nổ mô-đun đạn con để rải mìn sát thương PFM-1С.

Điều đáng chú ý là mìn chống bộ binh PFM-1С nằm rải rác trên mặt đất rất khó phát hiện. Và cũng cần phải nói rằng, thiết bị tự hủy của mìn chống bộ binh PFM-1С không đáng tin cậy, nên nhiều năm sau, nhiều quả mìn vẫn sẽ gây nguy hiểm cho dân thường.

Điều đáng chú ý là mìn chống bộ binh PFM-1С nằm rải rác trên mặt đất rất khó phát hiện. Và cũng cần phải nói rằng, thiết bị tự hủy của mìn chống bộ binh PFM-1С không đáng tin cậy, nên nhiều năm sau, nhiều quả mìn vẫn sẽ gây nguy hiểm cho dân thường.

Có thể thấy từ chiếc UAV FPV mang đạn chùm của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ rất thô sơ. Nó có thể chỉ là ý thích của người điều khiển UAV FPV của Nga ở chiến trường và không phải là trang bị tiêu chuẩn của Quân đội Nga. Tuy nhiên đây là vũ khí cực kỳ nguy hiểm và có tính sáng tạo cao. (Ảnh: Ukrinform, Wikipedia, Topwar).

Có thể thấy từ chiếc UAV FPV mang đạn chùm của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ rất thô sơ. Nó có thể chỉ là ý thích của người điều khiển UAV FPV của Nga ở chiến trường và không phải là trang bị tiêu chuẩn của Quân đội Nga. Tuy nhiên đây là vũ khí cực kỳ nguy hiểm và có tính sáng tạo cao. (Ảnh: Ukrinform, Wikipedia, Topwar).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/uav-fpv-co-suc-manh-tac-chien-ra-sao-1999238.html