UEA tăng sản lượng dầu khiến tổ chức OPEC+ đối diện khủng hoảng?

UAE có thể trở thành nhân tố khiến Tổ chức OPEC+ gặp khủng hoảng khi không đạt được sự đồng thuận liên quan tới cắt giảm sản lượng.

UAE bị nhận xét đang trở thành tác nhân khiến Tổ chức OPEC+ rơi vào khủng hoảng, khi tiến hành lôi kéo một số thành viên "nổi dậy" nhằm đòi quyền lợi lớn hơn cho mình.

UAE bị nhận xét đang trở thành tác nhân khiến Tổ chức OPEC+ rơi vào khủng hoảng, khi tiến hành lôi kéo một số thành viên "nổi dậy" nhằm đòi quyền lợi lớn hơn cho mình.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các thành viên OPEC+ đã trở thành thông lệ khi thị trường trì trệ và tiêu cực. Mới đây các thành viên thuộc liên minh xuất khẩu dầu mỏ đã thống nhất sẽ không tiến hành hội nghị trực tiếp mà chỉ tổ chức họp trực tuyến vào ngày 2/6/2024.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các thành viên OPEC+ đã trở thành thông lệ khi thị trường trì trệ và tiêu cực. Mới đây các thành viên thuộc liên minh xuất khẩu dầu mỏ đã thống nhất sẽ không tiến hành hội nghị trực tiếp mà chỉ tổ chức họp trực tuyến vào ngày 2/6/2024.

Các nhà lãnh đạo của tổ chức dự kiến sẽ đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu ở mức cao khi nhu cầu thị trường có dấu hiệu bão hòa, nhưng diễn biến bất ngờ đã tới, khi UAE tỏ ra không đồng thuận bản kế hoạch trên.

Các nhà lãnh đạo của tổ chức dự kiến sẽ đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu ở mức cao khi nhu cầu thị trường có dấu hiệu bão hòa, nhưng diễn biến bất ngờ đã tới, khi UAE tỏ ra không đồng thuận bản kế hoạch trên.

Sản lượng khai thác dầu thô của UAE đang gia tăng mạnh mẽ, khi Công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi (Adnoc) dự kiến đạt công suất 5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, vượt xa mọi dự báo trước đó, hãng tin Bloomberg cho biết.

Sản lượng khai thác dầu thô của UAE đang gia tăng mạnh mẽ, khi Công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi (Adnoc) dự kiến đạt công suất 5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, vượt xa mọi dự báo trước đó, hãng tin Bloomberg cho biết.

Tình hình này tạo ra sự chia rẽ trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác, khi họ xem xét thực tế của các thành viên vào cuối năm nay để thiết lập mức hạn ngạch sản xuất cho thời điểm năm 2025.

Tình hình này tạo ra sự chia rẽ trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác, khi họ xem xét thực tế của các thành viên vào cuối năm nay để thiết lập mức hạn ngạch sản xuất cho thời điểm năm 2025.

Mức hạn ngạch dự kiến mà OPEC+ phân bổ rất có thể sẽ không được Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chấp nhận. Nếu vậy sẽ xuất hiện sự phản đối từ nhiều quốc gia khác, khi họ cũng muốn có sự sửa đổi theo hướng tăng sản lượng cho mình.

Mức hạn ngạch dự kiến mà OPEC+ phân bổ rất có thể sẽ không được Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chấp nhận. Nếu vậy sẽ xuất hiện sự phản đối từ nhiều quốc gia khác, khi họ cũng muốn có sự sửa đổi theo hướng tăng sản lượng cho mình.

Ban lãnh đạo Tổ chức OPEC+ có rất ít lựa chọn và thực sự rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bởi nếu từ chối yêu cầu của một thành viên lớn thì họ sẽ rời nhóm và gây thiệt hại lớn cho danh tiếng tổ chức.

Ban lãnh đạo Tổ chức OPEC+ có rất ít lựa chọn và thực sự rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bởi nếu từ chối yêu cầu của một thành viên lớn thì họ sẽ rời nhóm và gây thiệt hại lớn cho danh tiếng tổ chức.

Còn nếu như ban lãnh đạo "xuống thang" và chấp nhận yêu sách của thành viên, các quốc gia khác của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ sẽ đơn giản là "nổi dậy" và đặt ra những đòi hỏi tương tự nếu muốn họ tiếp tục ở lại trong khối.

Còn nếu như ban lãnh đạo "xuống thang" và chấp nhận yêu sách của thành viên, các quốc gia khác của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ sẽ đơn giản là "nổi dậy" và đặt ra những đòi hỏi tương tự nếu muốn họ tiếp tục ở lại trong khối.

UAE hiện duy trì khoảng 2/3 công suất, tuy vậy Công ty Adnoc thuộc sở hữu chính phủ đang tích cực mở rộng hoạt động khoan khai thác và cải thiện cơ sở hạ tầng với mục đích tăng mạnh sản lượng, bất chấp thỏa thuận cắt giảm mà OPEC+ muốn duy trì.

UAE hiện duy trì khoảng 2/3 công suất, tuy vậy Công ty Adnoc thuộc sở hữu chính phủ đang tích cực mở rộng hoạt động khoan khai thác và cải thiện cơ sở hạ tầng với mục đích tăng mạnh sản lượng, bất chấp thỏa thuận cắt giảm mà OPEC+ muốn duy trì.

Kế hoạch đầu tư tới 150 tỷ USD trong tương lai của Công ty Adnoc rõ ràng nhằm mục đích đẩy nhanh việc mở rộng công suất, họ muốn đảm bảo năng lực tăng lên không bị hao phí bởi quy định mà OPEC+ đưa ra.

Kế hoạch đầu tư tới 150 tỷ USD trong tương lai của Công ty Adnoc rõ ràng nhằm mục đích đẩy nhanh việc mở rộng công suất, họ muốn đảm bảo năng lực tăng lên không bị hao phí bởi quy định mà OPEC+ đưa ra.

Nói một cách đơn giản, Abu Dhabi đang hủy hoại kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ khi tốc độ sản xuất của nước này là 4,65 triệu thùng/ngày và trong tháng 5/2024, UAE đã tăng sản lượng lên 4,84 triệu thùng/ngày.

Nói một cách đơn giản, Abu Dhabi đang hủy hoại kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ khi tốc độ sản xuất của nước này là 4,65 triệu thùng/ngày và trong tháng 5/2024, UAE đã tăng sản lượng lên 4,84 triệu thùng/ngày.

Bất chấp những lời kêu gọi, UAE vẫn không từ bỏ kế hoạch tăng khai thác khi tập trung vào việc sử dụng tài nguyên dầu mỏ để hỗ trợ nền kinh tế của mình, mặc dù được đa dạng hóa trong thời gian qua nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Bất chấp những lời kêu gọi, UAE vẫn không từ bỏ kế hoạch tăng khai thác khi tập trung vào việc sử dụng tài nguyên dầu mỏ để hỗ trợ nền kinh tế của mình, mặc dù được đa dạng hóa trong thời gian qua nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Bước đi trên của UAE có thể làm phá sản kế hoạch mà OPEC+ theo đuổi nhưng lại mang tới tín hiệu tích cực cho nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Liên minh châu Âu và Mỹ.

Bước đi trên của UAE có thể làm phá sản kế hoạch mà OPEC+ theo đuổi nhưng lại mang tới tín hiệu tích cực cho nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Liên minh châu Âu và Mỹ.

Giá dầu giảm theo đánh giá sẽ giúp nền kinh tế các quốc gia phương Tây sớm ra khỏi khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng, do vậy không ngạc nhiên khi họ lên tiếng hoan nghênh nhiệt liệt bước đi mà chính quyền UAE đang thực hiện.

Giá dầu giảm theo đánh giá sẽ giúp nền kinh tế các quốc gia phương Tây sớm ra khỏi khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng, do vậy không ngạc nhiên khi họ lên tiếng hoan nghênh nhiệt liệt bước đi mà chính quyền UAE đang thực hiện.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/uea-tang-san-luong-dau-khien-to-chuc-opec-doi-dien-khung-hoang-post577755.antd