Ukraine chế giễu việc dùng tên lửa S-300 tấn công mặt đất của Nga

Việc điều chỉnh tên lửa S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất cho thấy Nga nhiều khả năng đang cạn kiệt kho đạn của mình.

Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước khu vực Mykolaiv của Ukraine - ông Vitaly Kim cho biết, Nga bắt đầu chuyển đổi tên lửa S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất.

Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước khu vực Mykolaiv của Ukraine - ông Vitaly Kim cho biết, Nga bắt đầu chuyển đổi tên lửa S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất.

Thống đốc Kim nói rằng Nga đang "nâng cấp" tên lửa phòng không của họ với thiết bị định vị GPS cho vai trò mới nhưng độ chính xác khi bắn trúng vẫn còn thấp, vì vậy đối phương phải bắn 12 tên lửa cùng một lúc trong một loạt đạn lớn.

Thống đốc Kim nói rằng Nga đang "nâng cấp" tên lửa phòng không của họ với thiết bị định vị GPS cho vai trò mới nhưng độ chính xác khi bắn trúng vẫn còn thấp, vì vậy đối phương phải bắn 12 tên lửa cùng một lúc trong một loạt đạn lớn.

Tin tức này nghe gây tò mò lớn trong giới truyền thông, nhưng rất lâu trước khi chiến tranh xảy ra, lính Nga đã được huấn luyện để sử dụng các tổ hợp S-300 cho các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu mặt đất.

Tin tức này nghe gây tò mò lớn trong giới truyền thông, nhưng rất lâu trước khi chiến tranh xảy ra, lính Nga đã được huấn luyện để sử dụng các tổ hợp S-300 cho các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu mặt đất.

Được biết vào năm 2017, các đơn vị tên lửa phòng không của Quân khu miền Đông đã diễn tập sử dụng S-300 đánh “xe bọc thép của địch có điều kiện”, theo tọa độ mục tiêu do tình báo cung cấp. Tuy nhiên chỉ có "khởi động điện tử" được thực hiện sau đó.

Được biết vào năm 2017, các đơn vị tên lửa phòng không của Quân khu miền Đông đã diễn tập sử dụng S-300 đánh “xe bọc thép của địch có điều kiện”, theo tọa độ mục tiêu do tình báo cung cấp. Tuy nhiên chỉ có "khởi động điện tử" được thực hiện sau đó.

Trong một diễn biến khác, chúng ta cũng có thể tìm thấy dấu hiệu ghi nhận việc các đơn vị phòng không Belarus lần đầu tiên bắn vào các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa S-300 vào năm 2011.

Trong một diễn biến khác, chúng ta cũng có thể tìm thấy dấu hiệu ghi nhận việc các đơn vị phòng không Belarus lần đầu tiên bắn vào các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa S-300 vào năm 2011.

Theo kết quả của các cuộc "thí nghiệm" như vậy, người Nga tuyên bố rằng tên lửa phòng không của tổ hợp S-300 có khả năng đánh trúng các mục tiêu mặt đất, như sở chỉ huy, nhà chứa máy bay hoặc trạm radar của đối phương.

Theo kết quả của các cuộc "thí nghiệm" như vậy, người Nga tuyên bố rằng tên lửa phòng không của tổ hợp S-300 có khả năng đánh trúng các mục tiêu mặt đất, như sở chỉ huy, nhà chứa máy bay hoặc trạm radar của đối phương.

Mặc dù vậy, tên lửa S-300 có đầu đạn nặng tới 140 kg, chứa tới 19.000 mảnh vỡ, nó khó lòng gây hại cho cơ sở hạ tầng nhưng lại sát thương rất mạnh, nhưng vì độ chính xác kém khi sử dụng cho vai trò mới nên có nhiều lo ngại về thương vong cho dân thường.

Mặc dù vậy, tên lửa S-300 có đầu đạn nặng tới 140 kg, chứa tới 19.000 mảnh vỡ, nó khó lòng gây hại cho cơ sở hạ tầng nhưng lại sát thương rất mạnh, nhưng vì độ chính xác kém khi sử dụng cho vai trò mới nên có nhiều lo ngại về thương vong cho dân thường.

Khả năng bắn vào các mục tiêu mặt đất của S-300 đã được đặt ra từ thời Liên Xô, nhưng vào thời điểm đó người ta tin rằng việc sử dụng hệ thống phòng không thay vì tên lửa đạn đạo chiến thuật theo cách này là một "thú vui đắt giá".

Khả năng bắn vào các mục tiêu mặt đất của S-300 đã được đặt ra từ thời Liên Xô, nhưng vào thời điểm đó người ta tin rằng việc sử dụng hệ thống phòng không thay vì tên lửa đạn đạo chiến thuật theo cách này là một "thú vui đắt giá".

Các nguồn tin Nga cho rằng tầm bắn vào các mục tiêu mặt đất ở tọa độ đã biết và khi phóng theo quỹ đạo đạn đạo có thể đạt 120 km, nhưng nhiều khả năng đây là con số đã được phóng đại.

Các nguồn tin Nga cho rằng tầm bắn vào các mục tiêu mặt đất ở tọa độ đã biết và khi phóng theo quỹ đạo đạn đạo có thể đạt 120 km, nhưng nhiều khả năng đây là con số đã được phóng đại.

Ngoài ra còn có một phương thức hoạt động khác của S-300, được lắp đặt trong tất cả các hệ thống phòng không của Liên Xô đó là hoạt động như một tổ hợp tên lửa chống hạm ven biển.

Ngoài ra còn có một phương thức hoạt động khác của S-300, được lắp đặt trong tất cả các hệ thống phòng không của Liên Xô đó là hoạt động như một tổ hợp tên lửa chống hạm ven biển.

Khi đó, việc bắn diễn ra khi xác định được mục tiêu có độ tương phản vô tuyến trên bề mặt. Nhưng nó phụ thuộc trực tiếp vào đường chân trời vô tuyến, vì vậy phạm vi bắn như vậy chỉ xấp xỉ 40 km.

Khi đó, việc bắn diễn ra khi xác định được mục tiêu có độ tương phản vô tuyến trên bề mặt. Nhưng nó phụ thuộc trực tiếp vào đường chân trời vô tuyến, vì vậy phạm vi bắn như vậy chỉ xấp xỉ 40 km.

Giới chức quân sự Ukraine cảnh báo rằng "những người chiếm đóng đã đặt các hệ thống vũ khí này trên Kinburn Spit để nã vào Mykolaiv và các khu vực xung quanh bằng tên lửa S-300".

Giới chức quân sự Ukraine cảnh báo rằng "những người chiếm đóng đã đặt các hệ thống vũ khí này trên Kinburn Spit để nã vào Mykolaiv và các khu vực xung quanh bằng tên lửa S-300".

Việc Nga có thể dùng S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất còn bị chế giễu tương tự những gì xảy ra với tên lửa Oniks thuộc tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Kh-22 phóng từ oanh tạc cơ Tu-22M3.

Việc Nga có thể dùng S-300 để tấn công mục tiêu mặt đất còn bị chế giễu tương tự những gì xảy ra với tên lửa Oniks thuộc tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Kh-22 phóng từ oanh tạc cơ Tu-22M3.

Do là tên lửa chống hạm, đầu dò radar của hai loại đạn trên thường bắt mục tiêu vào vật thể có diện tích phản xạ radar lớn nhất, dẫn tới việc tên lửa thường lao vào chung cư, trung tâm thương mại... như nhiều hình ảnh đã cho thấy, thay vì mục tiêu quân sự.

Do là tên lửa chống hạm, đầu dò radar của hai loại đạn trên thường bắt mục tiêu vào vật thể có diện tích phản xạ radar lớn nhất, dẫn tới việc tên lửa thường lao vào chung cư, trung tâm thương mại... như nhiều hình ảnh đã cho thấy, thay vì mục tiêu quân sự.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-che-gieu-viec-dung-ten-lua-s-300-tan-cong-mat-dat-cua-nga-post510125.antd