Ukraine chưa thể nhận lô tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB từ Mỹ

Ukraine sẽ phải đợi đến năm sau mới có thể nhận được lô tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB từ Mỹ để tăng cường sức mạnh tấn công.

Nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, họ đã làm việc với hãng Boeing từ mùa thu năm 2022 để mua tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB để chuyển cho Ukraine.

Mốc thời gian dự kiến ban đầu để chuyển lô vũ khí này cho Ukraine là vào mùa xuân năm nay.

Nhưng hồi tháng 2 vừa qua, Politico đưa tin rằng, việc giao tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB sẽ bị lùi sang năm 2024.

Ukraine cần tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB để tăng cường sức mạnh bên cạnh số lượng ít ỏi tên lửa ATACMS tầm bắn 160 km mà Mỹ đã gửi.

Có GLSDB trong tay, quân đội Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách gấp đôi so với rocket HIMARS, điều này buộc Nga phải di chuyển kho cấp đạn ra xa tiền tuyến.

Nguồn tin từ Boeing cho biết, họ sẽ giao lô tên lửa GLSDB cho quân đội Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 này, sau đó là vài tháng thử nghiệm trước khi chúng được chuyển sang Ukraine.

"Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp vũ khí quan trọng này cho Ukraine vào khoảng cuối mùa xuân 2024", nguồn tin từ Lầu Năm Góc nói.

Theo một tuyên bố của Lầu Năm Góc, vì hợp đồng sản xuất GLSDB chỉ được ký vào tháng 3 năm nay, nên việc giao hàng buộc phải diễn ra vào cuối năm.

Quyết định gửi tên lửa tầm xa GLSDB cho Ukraine diễn ra theo đề xuất vào mùa hè năm ngoái từ tập đoàn sản xuất vũ khí Boeing cũng như các chỉ huy Mỹ ở châu Âu.

Tên lửa GLSDB có tầm bắn 150 km với quỹ đạo bay độc đáo và độ chính xác cực cao.

Chúng được tập đoàn sản xuất vũ khí Boeing của Mỹ và Saab của Thụy Điển hợp tác phát triển.

Tên lửa siêu chính xác GLSDB thực ra không phải là một vũ khí mới hoàn toàn, chúng là sự kết hợp của hai loại vũ khí khác.

GLSDB với phần đầu đạn chính là bom thông minh GBU-39 còn phần thân chính là rocket M26.

GLSDB có chiều dài 3,9 m, đường kính 0,24 m, nặng khoảng 272 kg.

Tầm bắn của tên lửa siêu chính xác GLSDB lên tới 150 km.

Khi được động cơ đưa lên đủ độ cao và đạt tốc độ cần thiết, quả bom GBU-39 sẽ tách ra khỏi thân tên lửa, đôi cánh sẽ mở quả bom lượn tới mục tiêu.

Nhờ đầu tìm laser bán chủ động (SAL) nên quả bom GBU-39 có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu.

Trong khi các tên lửa của pháo phản lực phóng loạt thường bay theo quỹ đạo đạn đạo, thì bom GBU-39 phóng bằng tên lửa có thể lượn theo quỹ đạo đã chọn.

Hình dáng thuôn và mũi xuyên bằng thép cứng cho phép GBU-39 xuyên thủng bê tông cốt thép dày hơn 1m, gần tương đương với loại bom xuyên một tấn.

Do đó, GLSDB cũng thích hợp hơn tên lửa thông thường hay đạn pháo thông minh M982 Excalibur khi chống lại các mục tiêu kiên cố.

Do đó, GLSDB cũng thích hợp hơn tên lửa thông thường hay đạn pháo thông minh M982 Excalibur khi chống lại các mục tiêu kiên cố.

GLSDB được cho là có lợi thế ở yếu tố bất ngờ, chi phí mang phóng rẻ hơn so với việc bom GBU-39 được phóng từ máy bay.

GLSDB được cho là có lợi thế ở yếu tố bất ngờ, chi phí mang phóng rẻ hơn so với việc bom GBU-39 được phóng từ máy bay.

Sử dụng tên lửa GLSDB có thể lấp đầy phân khúc trống của hỏa lực tầm xa chính xác nhằm tiết kiệm tên lửa lớn hơn cho các mục tiêu chiến lược.

Sử dụng tên lửa GLSDB có thể lấp đầy phân khúc trống của hỏa lực tầm xa chính xác nhằm tiết kiệm tên lửa lớn hơn cho các mục tiêu chiến lược.

Các loại đạn pháo thông minh như M982 Excalibur có khả năng điều chỉnh để có góc tiếp cận mục tiêu cao hơn so với đạn pháo truyền thống, gần như vuông góc với mặt đất thay vì góc 45 độ.

Điều này cho phép khả năng tấn công mục tiêu được che chắn ở phía sau các ngọn đồi hay công trình.

Điều này cho phép khả năng tấn công mục tiêu được che chắn ở phía sau các ngọn đồi hay công trình.

Tuy nhiên, khả năng bay theo đường vòng để tấn công mục tiêu một cách gián tiếp thì chưa loại pháo nào có thể làm.

Tuy nhiên, khả năng bay theo đường vòng để tấn công mục tiêu một cách gián tiếp thì chưa loại pháo nào có thể làm.

Bom thông minh đường kính nhỏ phóng từ mặt đất tận dụng khả năng cơ động và độ chính xác vốn có của bom đường kính nhỏ và tầm bắn của tên lửa. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của GLSDB.

Bom thông minh đường kính nhỏ phóng từ mặt đất tận dụng khả năng cơ động và độ chính xác vốn có của bom đường kính nhỏ và tầm bắn của tên lửa. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của GLSDB.

GLSDB có hiệu quả về kinh tế, sử dụng vũ khí hiện có kết hợp với động cơ tên lửa dự trữ, cũng như thiết bị nạp đạn trên hệ thống pháo phản lực M142 và M270 hiện đang được sử dụng bởi nhiều đồng minh của Mỹ.

GLSDB có hiệu quả về kinh tế, sử dụng vũ khí hiện có kết hợp với động cơ tên lửa dự trữ, cũng như thiết bị nạp đạn trên hệ thống pháo phản lực M142 và M270 hiện đang được sử dụng bởi nhiều đồng minh của Mỹ.

Chính vì thế việc sở hữu tên lửa GLSDB không đòi hỏi phải chế tạo một hệ thống phóng mới.

Chính vì thế việc sở hữu tên lửa GLSDB không đòi hỏi phải chế tạo một hệ thống phóng mới.

Loại tên lửa này sẽ là một lựa chọn có giá phải chăng đối với các khách hàng muốn sở hữu vũ khí có độ chính xác cao để thay thế các loại bom mẹ bị cấm theo Công ước về Bom chùm.

Tên lửa GLSDB có thể được sử dụng cho cả lục quân lẫn hải quân để tấn công các mục tiêu mà trước đây nằm ngoài tầm với của họ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ukraine-chua-the-nhan-lo-ten-lua-tam-xa-do-chinh-xac-cao-glsdb-tu-my-post559828.antd