Ukraine cung cấp hệ tên lửa S-300PT cho Mỹ để 'bắt thóp' Nga

Theo một số thông tin, Mỹ đã sở hữu ít nhất một hệ thống phòng không S-300PT do Ukraine cung cấp để nghiên cứu. Nhưng hệ thống phòng không lạc hậu đến ba thế hệ này giúp gì được cho Mỹ?

Hình ảnh vệ tinh tại một địa điểm thử nghiệm của quân đội Mỹ cho thấy, đã nhìn thấy xe điều khiển hỏa lực 30N6 và bệ phóng tên lửa 5P85 của hệ thống tên lửa phòng không S-300PT. Theo những thông tin cho biết, hệ thống phòng không này, Mỹ có được là nhờ Ucraina cung cấp.

Hình ảnh vệ tinh tại một địa điểm thử nghiệm của quân đội Mỹ cho thấy, đã nhìn thấy xe điều khiển hỏa lực 30N6 và bệ phóng tên lửa 5P85 của hệ thống tên lửa phòng không S-300PT. Theo những thông tin cho biết, hệ thống phòng không này, Mỹ có được là nhờ Ucraina cung cấp.

Việc Quân đội Mỹ có được hệ thống phòng không S-300 là điều chưa từng có tiền lệ; tuy nhiên trong lịch sử, không ít lần Mỹ đã tìm mọi cách có được các vũ khí hiện đại của Liên Xô để nghiên cứu, tìm cách không chế; đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Việc Quân đội Mỹ có được hệ thống phòng không S-300 là điều chưa từng có tiền lệ; tuy nhiên trong lịch sử, không ít lần Mỹ đã tìm mọi cách có được các vũ khí hiện đại của Liên Xô để nghiên cứu, tìm cách không chế; đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Trong chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sở hữu những máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba mới nhất của Liên Xô như MiG-21, MiG-23; hệ thống phòng không S-75 mượn từ Israel, 2K12 KuB mua lại từ Ai Cập trong thập niên những năm 1970.

Trong chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sở hữu những máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba mới nhất của Liên Xô như MiG-21, MiG-23; hệ thống phòng không S-75 mượn từ Israel, 2K12 KuB mua lại từ Ai Cập trong thập niên những năm 1970.

Thậm chí Mỹ đã mua cả phi đội máy bay chiến đấu J-7, một bản sao của MiG-21 do Trung Quốc sản xuất, để giả làm phi đội máy bay chiến đấu của Liên Xô, để Không quân Mỹ luyện tập.

Thậm chí Mỹ đã mua cả phi đội máy bay chiến đấu J-7, một bản sao của MiG-21 do Trung Quốc sản xuất, để giả làm phi đội máy bay chiến đấu của Liên Xô, để Không quân Mỹ luyện tập.

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, đầu thập niên 1990, Mỹ nhanh chóng tiếp cận, dùng tiền để mua các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô như MiG-29 và Su-27 từ Moldova và Belarus, với mục đích nghiên cứu bí mật máy bay chiến đấu của Liên Xô, đồng thời không để rơi vào tay các đối thủ tiềm năng như Iran, Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, đầu thập niên 1990, Mỹ nhanh chóng tiếp cận, dùng tiền để mua các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô như MiG-29 và Su-27 từ Moldova và Belarus, với mục đích nghiên cứu bí mật máy bay chiến đấu của Liên Xô, đồng thời không để rơi vào tay các đối thủ tiềm năng như Iran, Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Một số quốc gia là "bạn bè" hoặc là đồng minh của Mỹ, đã sử dụng hệ thống phòng không S-300 bao gồm Bulgaria với S-300P, Slovakia với S-300PS và Hy Lạp với S-300PMU-1. Tuy nhiên Ukraine là quốc gia duy nhất, có phiên bản S-300PT.

Một số quốc gia là "bạn bè" hoặc là đồng minh của Mỹ, đã sử dụng hệ thống phòng không S-300 bao gồm Bulgaria với S-300P, Slovakia với S-300PS và Hy Lạp với S-300PMU-1. Tuy nhiên Ukraine là quốc gia duy nhất, có phiên bản S-300PT.

Hệ thống phòng không S-300 đầu tiên, được đưa vào biên chế trong Quân đội Liên Xô năm 1978, nó đã có nhiều cải tiến, nâng cấp. Phiên bản mới nhất của S-300 là S-300V4 được đưa vào biên chế đầu năm 2010.

Hệ thống phòng không S-300 đầu tiên, được đưa vào biên chế trong Quân đội Liên Xô năm 1978, nó đã có nhiều cải tiến, nâng cấp. Phiên bản mới nhất của S-300 là S-300V4 được đưa vào biên chế đầu năm 2010.

Phiên bản S-300PT mà Ukraine đang sở hữu, có sự cải tiến nhỏ từ hệ thống S-300P ban đầu và được đưa vào trang bị vào năm 1982; hệ thống sử dụng tên lửa 5V55KD, có tầm bắn 90 km và sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động đầu cuối, để nâng cao mức chính xác.

Phiên bản S-300PT mà Ukraine đang sở hữu, có sự cải tiến nhỏ từ hệ thống S-300P ban đầu và được đưa vào trang bị vào năm 1982; hệ thống sử dụng tên lửa 5V55KD, có tầm bắn 90 km và sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động đầu cuối, để nâng cao mức chính xác.

Tuy nhiên phiên bản S-300PT bị hạn chế do đầu đạn nhỏ (chỉ 133kg), tốc độ thấp (Mach 3,35) và khả năng theo dõi và đồng thời tiêu diệt mục tiêu ít. Giá trị của hệ thống S-300PT trong biên chế Ukraine rất hạn chế, kém xa các biến thể S-300 mới.

Tuy nhiên phiên bản S-300PT bị hạn chế do đầu đạn nhỏ (chỉ 133kg), tốc độ thấp (Mach 3,35) và khả năng theo dõi và đồng thời tiêu diệt mục tiêu ít. Giá trị của hệ thống S-300PT trong biên chế Ukraine rất hạn chế, kém xa các biến thể S-300 mới.

Hệ thống phòng không S-300PT không có tên lửa tầm ngắn, đặc biệt là không có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một cuộc tấn công của Nga; đặc biệt là các loại tên lửa bức xạ chống radar. Nhưng Mỹ có yêu cầu nghiên cứu, Ukraine sẵn sàng đáp ứng

Hệ thống phòng không S-300PT không có tên lửa tầm ngắn, đặc biệt là không có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một cuộc tấn công của Nga; đặc biệt là các loại tên lửa bức xạ chống radar. Nhưng Mỹ có yêu cầu nghiên cứu, Ukraine sẵn sàng đáp ứng

Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống S-300PT lại có nhiều sự tương đồng với những hệ thống S-300 của các đối thủ tiềm năng của Mỹ; hiện Nga cũng vẫn còn biên chế hệ thống S-300PS mới hơn, nhưng có nhiều điểm giống hệ thống S-300PT của Ukraine.

Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống S-300PT lại có nhiều sự tương đồng với những hệ thống S-300 của các đối thủ tiềm năng của Mỹ; hiện Nga cũng vẫn còn biên chế hệ thống S-300PS mới hơn, nhưng có nhiều điểm giống hệ thống S-300PT của Ukraine.

Hệ thống S-300PS của Nga được đưa vào trang bị vào năm 1985, nhưng hệ thống này chỉ đóng vai trò dự bị trong mạng lưới phòng không của Nga, và chắc chắn sẽ sớm bị thay thế bằng những hệ thống phòng không hiện đại hơn như S-350.

Hệ thống S-300PS của Nga được đưa vào trang bị vào năm 1985, nhưng hệ thống này chỉ đóng vai trò dự bị trong mạng lưới phòng không của Nga, và chắc chắn sẽ sớm bị thay thế bằng những hệ thống phòng không hiện đại hơn như S-350.

S-300PT đại diện cho một hệ thống phòng không rất khác, so với các hệ thống S-300 được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ, như S-300PMU-2; những hệ thống mới có khả năng phòng thủ điểm tầm ngắn và tấn công hàng chục mục tiêu, đồng thời tên lửa có tốc độ siêu âm và ở tầm bắn cực xa, gần gấp ba lần so với hệ thống S-300PT.

S-300PT đại diện cho một hệ thống phòng không rất khác, so với các hệ thống S-300 được Nga phát triển sau khi Liên Xô sụp đổ, như S-300PMU-2; những hệ thống mới có khả năng phòng thủ điểm tầm ngắn và tấn công hàng chục mục tiêu, đồng thời tên lửa có tốc độ siêu âm và ở tầm bắn cực xa, gần gấp ba lần so với hệ thống S-300PT.

Các cảm biến, hệ thống dẫn đường và đạn tên lửa của hệ thống phòng không S-300 được Nga phát triển sau này, đều khác rất nhiều so với các hệ thống tiền nhiệm của Liên Xô. Sự khác biệt còn lớn hơn, khi so sánh các hệ thống được đưa vào sử dụng từ giữa những năm 2000 như S-300VM, hiện đang trong biên chế của Quân đội Venezuela.

Các cảm biến, hệ thống dẫn đường và đạn tên lửa của hệ thống phòng không S-300 được Nga phát triển sau này, đều khác rất nhiều so với các hệ thống tiền nhiệm của Liên Xô. Sự khác biệt còn lớn hơn, khi so sánh các hệ thống được đưa vào sử dụng từ giữa những năm 2000 như S-300VM, hiện đang trong biên chế của Quân đội Venezuela.

Mặc dù các hệ thống phòng không S-400 hoặc S-300V4 đều được phát triển trên nền tảng của S-300; nhưng việc cố gắng đánh giá các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại của Nga như S-400 hoặc S-300V4, thông qua nghiên cứu S-300PT, sẽ giống như đánh giá máy bay tàng hình F-35 của Mỹ, dựa trên máy bay hạng nhẹ F-5A Freedom.

Mặc dù các hệ thống phòng không S-400 hoặc S-300V4 đều được phát triển trên nền tảng của S-300; nhưng việc cố gắng đánh giá các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại của Nga như S-400 hoặc S-300V4, thông qua nghiên cứu S-300PT, sẽ giống như đánh giá máy bay tàng hình F-35 của Mỹ, dựa trên máy bay hạng nhẹ F-5A Freedom.

Việc Mỹ cố gắng nghiên cứu hệ thống phòng không S-300PT đã bị lạc hậu ít nhất là ba thế hệ, để hy vọng có thể tiếp cận với các công nghệ phòng không hiện đại của Nga, như S-300VM và các tên lửa bổ sung R-77 và R-27ER, sẽ làm Mỹ thất bại, do công nghệ cách nhau ba thế hệ là quá lớn. Nguồn ảnh: QQ.

Việc Mỹ cố gắng nghiên cứu hệ thống phòng không S-300PT đã bị lạc hậu ít nhất là ba thế hệ, để hy vọng có thể tiếp cận với các công nghệ phòng không hiện đại của Nga, như S-300VM và các tên lửa bổ sung R-77 và R-27ER, sẽ làm Mỹ thất bại, do công nghệ cách nhau ba thế hệ là quá lớn. Nguồn ảnh: QQ.

Nga đưa tổ hợp phòng không S-300 "nhà trồng" tới Syria. Nguồn: RUPTLY.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-cung-cap-he-ten-lua-s-300pt-cho-my-de-bat-thop-nga-1515579.html