Ứng dụng công nghệ trong tìm mộ liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu. Hiện cả nước vẫn còn hơn 300.000 ngôi mộ vô danh và gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Trong thời đại số, nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ đã và đang được triển khai, nhằm hỗ trợ công việc tìm kiếm hài cốt, xác định danh tính, đưa các liệt sĩ trở về với gia đình, quê nhà.

Những tờ giấy mỏng manh, đã ngả vàng ghi những thông tin quan trọng, là manh mối để tìm kiếm mộ liệt sĩ. Qua thời gian, nhiều tờ thậm chí còn không đọc được chữ, khiến công tác kết nối tìm kiếm liệt sĩ có thể gặp khó khăn.

Những tờ giấy mỏng manh, đã ngả vàng ghi những thông tin quan trọng, là manh mối để tìm kiếm mộ liệt sĩ.

Những tờ giấy mỏng manh, đã ngả vàng ghi những thông tin quan trọng, là manh mối để tìm kiếm mộ liệt sĩ.

Ông Lê Xuân Niêm, Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thống và lịch sử Việt Nam cho biết: "Toàn bộ chỗ này khoảng trên dưới một tạ giấy. có cả ảnh liệt sĩ, thư trình bày, đơn đề nghị, giấy báo tử. Giấy nhiều bản chữ đã phai, không đọc được nữa".

Nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ đã và đang được triển khai, nhằm hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ thông tin. Ứng dụng này là một ví dụ. Đúng với tên gọi: Dòng lịch sử - Kết nối thân nhân, đồng đội và tìm kiếm, chia sẻ thông tin liệt sĩ, rất nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ trên đó .

Nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ đã và đang được triển khai, nhằm hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ thông tin.

Nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ đã và đang được triển khai, nhằm hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ thông tin.

Ông Nguyễn Kim Chính, Đồng sáng lập Hệ sinh Thái khởi nghiệp công nghệ IDEA&STARUP CREATIVE ECO SYSTEM cho biết: "Nhiều minh chứng lịch sử theo thời gian sẽ bị hỏng, nếu không số hóa thì sẽ mất đi. Sau khi những thông tin của liệt sĩ được đẩy lên, hệ thống với thuật toán và công nghệ AI sẽ gợi ý, tự động khớp nối những thông tin có liên quan đến với nhau".

Sau khi những thông tin của liệt sĩ được đẩy lên, hệ thống với thuật toán và công nghệ AI sẽ gợi ý, tự động khớp nối những thông tin có liên quan đến với nhau.

Sau khi những thông tin của liệt sĩ được đẩy lên, hệ thống với thuật toán và công nghệ AI sẽ gợi ý, tự động khớp nối những thông tin có liên quan đến với nhau.

Ứng dụng chia sẻ, kết nối này cùng với kho dữ liệu Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ được xem là những dữ liệu quan trọng, thắp lên tia hi vọng trong công tác quy tập, tìm kiếm mộ liệt sĩ.

Bên cạnh ứng dụng công nghệ trong kết nối dữ liệu số, Công nghệ thu thập mẫu ADN để đưa vào ngân hàng gen cũng đang được Hà Nội tập trung thực hiện.

Công nghệ thu thập mẫu ADN để đưa vào ngân hàng gen cũng đang được Hà Nội tập trung thực hiện.

Công nghệ thu thập mẫu ADN để đưa vào ngân hàng gen cũng đang được Hà Nội tập trung thực hiện.

Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an Thành phố Hà Nội cho hay: "Ưu tiên của chúng tôi là lấy mẫu của tất cả các trường hợp là mẹ liệt sĩ hiện nay đặc biệt là những mẹ cao tuổi. Sau đó, chúng tôi sẽ sàng lọc tất cả các trường hợp là thân nhân bên ngoại của liệt sĩ, ưu tiên các trường hợp lớn tuổi và sẽ triển khai các lứa tuổi tiếp theo.

Ông Lê Hữu Nghị, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình xúc động: "Anh trai tôi là liệt sĩ, hơn 50 năm chưa tìm được mộ. Hi vọng bằng nhiều biện pháp có thể giúp gia đình tôi tìm được mộ anh. Đây là nỗi đau đáu của toàn bộ gia đình tôi".

Ngân hàng Gen đặt mục tiêu, đến năm 2030, có khoảng 20.000 mẫu được xác định danh tính bằng phương pháp giám định ADN, 60% mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin được xác minh bằng phương pháp thực chứng

Ứng dụng công nghệ sẽ là điều cần thiết, để bổ sung những thông tin còn thiếu, để kết nối mạng lưới thân nhân liệt sĩ. Từ đó, mở ra cơ hội đưa các anh trở về đất mẹ.

Lệ Cẩm

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/ung-dung-cong-nghe-trong-tim-mo-liet-si-255118.htm