Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...

Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngLuật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí, vai trò và định hướng phát triển Thủ đô, đã tác động tích cực tới phát triển kinh tế- xã hội và quản lý Nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều). Trong đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa để phát triển bền vững Thủ đô theo hướng văn hiến, văn minh, hiện đại, tạo động lực lan tỏa cho cả nước cùng phát triển.

Khẳng định tầm quan trọng của thu hút nhân tài cho sự hưng thịnh của quốc gia, Hòa thượng Thích Thanh Quyết (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) nhấn mạnh: Thế kỷ thứ XV, Tiến sĩ Thân Nhân Trung có nói: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Vì thế, các bậc đế vương thánh minh không đời nào là không coi trọng việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm việc trọng yếu".

Bởi vậy, đại biểu đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần làm rõ một số cơ chế, chính sách đặc thù, thiết thực, áp dụng được ngay để xây dựng Thủ đô trở thành một trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Đặc biệt, phải quan tâm tới việc quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô và phát triển cả nước.

Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội...

Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội...

Theo đại biểu Thích Thanh Quyết, dự án Luật mới chỉ đề cập sơ lược về tuyển dụng, thu hút nhân tài vẫn còn chung chung, không định hình được tiêu chí áp dụng trong thực tiễn; chưa quy định rõ về cách thức tổ chức sử dụng nhân tài sau khi được tuyển dụng; chưa thể hiện rõ chế độ thù lao dành cho nhân tài; chính sách đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm nhân tài sau khi được vào làm việc các cơ quan của Nhà nước.

Từ những nhận định trên, đại biểu Thích Thanh Quyết đề nghị bổ sung các quy định cụ thể về chính sách thu hút trọng dụng nhân tài. Theo đó, cần có quỹ phát triển nhân tài, tạo cơ chế thông thoáng, vượt trội để nhân tài cống hiến cho thủ đô và đất nước tốt hơn.

Thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 6, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình) đã nêu những ý kiến góp ý vào dự thảo Luật.

Theo đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh thống nhất với quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô; dự thảo Luật đã quy định tương đối đầy đủ 9 nhóm chính sách với nhiều nội dung mang tính đột phá đặc thù có kế thừa bổ sung và phát triển so với luật hiện hành.

Về phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô quy định tại Điều 24 luật, đại biểu cho biết, dự thảo chưa có những quy phạm cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong bố trí trường lớp, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất để giáo dục toàn diện cả trí lực, thể lực, tâm lý, tinh thần cho trẻ em, nhất là ở các khu vực đô thị lõi, đô thị mới tập trung đông dân cư hiện nay; chưa khắc phục được sự chênh lệch trong đầu tư phát triển chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành nông thôn; chưa có sự gắn kết cho quy hoạch giáo dục với quy hoạch tổng thể của Thủ đô.

“Do vậy, dự thảo Luật cần nghiên cứu các biện pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp chính quyền Thủ đô trong phát triển giáo dục, đào tạo”, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh phát biểu.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết góp ý cần cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết góp ý cần cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Góp ý kiến vào khoản 4 Điều 23 dự thảo Luật quy định các khu vực di tích và di sản được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh cho rằng, các giải pháp, biện pháp, điều kiện và nguồn lực bảo đảm để thực hiện bảo tồn, trách nhiệm của chính quyền các cấp ở Thủ đô và của Trung ương cho việc bảo tồn, khôi phục các di tích, di sản chưa quy định cụ thể, chưa có những điều chỉnh so với Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Các quy định này cần được bổ sung theo hướng rõ nét, đầy đủ, cụ thể, đặc thù, kèm lộ trình thực hiện sớm hơn, bảo đảm xử lý ngay các vấn đề cấp bách trong bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội do các vướng mắc từ quy định, cơ chế, chính sách hiện hành.

Góp ý dự thảo luật, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cũng cho rằng cần xây dựng phát triển quản lý bảo vệ Thủ đô phải quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô văn hiến, văn minh hiện đại và yêu cầu cao hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của cả nước.

Các công trình kiến trúc xây dựng Thủ đô phải mang ý nghĩa về giá trị văn hóa, lịch sử; phải tạo những không gian để quy tụ những đặc trưng của các vùng miền hiện diện tại Thủ đô; việc quản lý phát triển toàn diện toàn bộ không gian lãnh thổ Thủ đô theo tiêu chuẩn quản lý của đô thị đặc biệt, gồm có đô thị trung tâm và các vùng nông thôn các vùng đô thị bên ngoài theo mô hình là thành phố thuộc Thủ đô.

Về quy định nguồn lực cho phát triển Thủ đô, đại biểu đồng tình với những cơ chế chính sách mà trong dự thảo luật đề ra; đồng thời nhấn mạnh một số những đến huy động tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa thể thao và khai thác các di sản và phát triển du lịch.

Đồng thời, phát triển mô hình đô thị TOD không chỉ với những đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, nhà ở cũ xây dựng tự phát trong khu vực nội đô để khai thác không gian ngầm cho phát triển thương mại, dịch vụ, không gian trên cao trong phát triển nhà ở và tái định cư người dân tại chỗ; không gian mặt đất dành cho cây xanh và các công trình hoạt động công cộng. Do vậy, thành phố không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh mà nên dành ngân sách đó để đầu tư cho những dự án TOD trong khu vực nội đô.

Tranh luận tại hội trường, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, trái tim của cả nước, là đô thị đặc biệt quan trọng, là bộ mặt quốc gia, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế và thường xuyên đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia. Do đó, việc phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết.

Do đó, đại biểu mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội, đặc biệt các vị trí có giá trị lịch sử thiêng liêng tại các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng...

P.Ngân

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/uu-tien-dau-tu-van-hoa-giao-duc-de-hien-thuc-hoa-xay-dung-thu-do-van-hien-van-minh-hien-dai-163275.html