Uy tín trong điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt. Đối với căn bệnh này, nhiều bệnh nhân ngại đi khám, chỉ đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng mới tìm đến bác sĩ.
Nỗi ám ảnh của nhiều người
Trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở nước ta là từ 35 - 50%. Tỷ lệ nữ tuy mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%) nhưng nam giới bị ảnh hưởng và dễ gặp biến chứng hơn nữ giới. Bệnh trĩ nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ làm cho vùng hậu môn tắc mạch, chảy máu khi đi đại tiện, hoại tử trĩ...
Là nhân viên văn phòng, với tính chất công việc ngồi nhiều nên chị N.H. (ngụ Phường 2, TP Sa Đéc) đã mắc bệnh trĩ. “Sau khi sinh 2 bé, chị thường bị đau vùng hậu môn, thỉnh thoảng đại tiện ra máu tươi. Do bệnh ngay vùng nhạy cảm nên chị cũng ngại đi khám, chị chỉ uống thuốc giảm đau và một số loại thuốc (không rõ nguồn gốc) được quảng cáo là trị bệnh trĩ bán trên mạng. Cho đến lúc hễ ngồi xuống là đau và không thể ngồi lâu nên chị đến bệnh viện thăm khám thì bác sĩ cho biết bệnh trĩ của chị cần phải phẫu thuật” - chị H. chia sẻ.
Mặc dù bệnh trĩ phổ biến như vậy nhưng vì tính chất nhạy cảm, khó nói nên nhiều người lựa chọn “sống chung” với căn bệnh này. Anh V. T. (ở TP Cao Lãnh) cũng bị trĩ khá lâu nhưng ngại khám. Gần đây vùng hậu môn đau nhiều, khó chịu và kèm theo đại tiện ra máu tươi... nên anh mới đi khám.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Tiền - Phó Khoa ngoại, Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc, bệnh trĩ xuất hiện do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch của hậu môn trực tràng. Tình trạng tăng áp lực này có thể do trong thai kỳ, do thường xuyên khuân vác vật nặng, hoặc khi đại tiện rặn mạnh (do táo bón).
Bệnh trĩ cũng hay gặp ở những người phải làm công việc ở tư thế ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, người có chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên táo bón. Một thói quen cũng gây nên bệnh trĩ là khi đi vệ sinh, nhiều người vẫn ngồi lâu trên bồn cầu để sử dụng điện thoại. Điều này làm tăng áp lực các tĩnh mạch trĩ lâu hơn nên dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng và việc điều trị hiện nay cũng không quá khó. Dù vậy, nếu chủ quan không chữa trị từ khi bệnh còn giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sẽ bị nặng hơn, khi đó sẽ rất khó điều trị bằng thuốc mà phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Điều trị không khó
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Tiền khuyến cáo, bệnh trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như: sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu... nên người bệnh tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thiếu cơ sở khoa học để điều trị.
Tùy theo cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương thức điều trị với mục đích tăng tính hiệu quả và giảm thiểu tối đa các biến chứng. Điều trị triệu chứng bằng cách ngâm hậu môn với nước ấm, sử dụng thuốc giảm đau... Phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các hình thức điều trị khác và đối với những người mắc bệnh trĩ nội độ IV và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa.
Để điều trị bằng các phương pháp phù hợp, bệnh nhân cần được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc để tăng tính dứt bệnh triệt để.
Tại Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc, với đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý hậu môn - trực tràng, cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã và đang điều trị khỏi cho nhiều trường hợp, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh, hạn chế thấp nhất việc bỏ sót một ung thư thầm lặng phía trên một tổn thương trĩ. Thông tin liên hệ: Tổng đài tư vấn miễn phí 24/24: 1900 54 54 66 (Địa chỉ: 153 Nguyễn Sinh Sắc, Phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Nguồn Đồng Tháp: https://baodongthap.vn/suc-khoe/uy-tin-trong-dieu-tri-benh-tri-126582.aspx