Vải thiều Việt Nam lần đầu xuất hiện tại chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất nước Mỹ
Theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, tháng 7/2025, trái vải thiều Việt Nam đã xuất hiện lần đầu tiên trên kệ hàng của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất nước Mỹ - Costco, góp phần định vị hình ảnh nông sản Việt trên bản đồ thực phẩm thế giới, phản ánh sự đồng hành hiệu quả giữa doanh nghiệp, nhà phân phối.
Vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Mỹ thông qua chuỗi siêu thị Safeway và Costco
Đầu tháng 7/2025, công ty Dragonberry Produce - một trong những đơn vị nhập khẩu nông sản cao cấp hàng đầu tại Mỹ đã tiếp tục triển khai chiến dịch phân phối trái vải thiều Bắc Giang của Việt Nam tại thị trường Mỹ thông qua các chuỗi siêu thị lớn như Safeway và lần đầu tiên quả vải của Việt Nam đã lên kệ hàng của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất nước Mỹ - Costco (với 635 siêu thị tại Mỹ và Canada).
Đây là năm thứ ba liên tiếp Dragonberry đưa loại trái cây đặc sản này vào Mỹ, đánh dấu bước phát triển vững chắc của mặt hàng này trên thị trường quốc tế.

Theo đại diện của Dragonberry, việc đưa quả vải Việt vào hệ thống bán lẻ lớn như Safeway và Costco không chỉ là thành công về mặt thương mại, mà còn là minh chứng cho tiềm năng xuất khẩu nông sản cao cấp của Việt Nam
Golden Lychees - tên thương hiệu dành cho giống vải thiều Việt Nam được canh tác theo quy trình Global GAP không chỉ nổi bật bởi màu sắc đỏ hồng, vị ngọt thanh và độ giòn đặc trưng, mà còn đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt của Mỹ. Sau khi được chiếu xạ tại Việt Nam, quả vải được vận chuyển bằng đường biển đến Mỹ, giữ trọn độ tươi và chất lượng.
Theo đại diện của Dragonberry, việc đưa quả vải Việt vào hệ thống bán lẻ lớn như Safeway và Costco không chỉ là thành công về mặt thương mại, mà còn là minh chứng cho tiềm năng xuất khẩu nông sản cao cấp của Việt Nam. Người tiêu dùng Mỹ đang ngày càng yêu thích hương vị đặc trưng của quả vải Việt và điều quan trọng đối với Dragonberry là phải duy trì chất lượng và xây dựng thương hiệu bền vững.
Sự hợp tác giữa Dragonberry và các địa phương trồng vải tại Việt Nam không dừng lại ở khía cạnh mua bán đơn thuần, mà còn là chuỗi kết nối từ kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản đến truyền thông thị trường.
Dragonberry hiện đang làm việc trực tiếp với các hợp tác xã và doanh nghiệp Việt Nam nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, đồng thời mở rộng sang các loại trái cây khác như nhãn, thanh long, chanh leo, làm cơ sở để đẩy mạnh sản lượng vải xuất khẩu và phát triển bền vững.

Dragonberry hiện đang làm việc trực tiếp với các hợp tác xã và doanh nghiệp Việt nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, đồng thời mở rộng sang các loại trái cây khác như nhãn, thanh long, chanh leo, làm cơ sở để đẩy mạnh sản lượng vải xuất khẩu và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh hội nhập và nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung nông sản của Mỹ ngày càng tăng, việc các doanh nghiệp như Dragonberry tiên phong xuất khẩu mặt hàng hoa quả tươi của Việt Nam vào Mỹ là tín hiệu tích cực. Quả vải thiều được bán tại các chuỗi siêu thị lớn như Safeway và Costco không chỉ nâng cao giá trị xuất khẩu, mà còn góp phần định vị hình ảnh nông sản Việt trên bản đồ thực phẩm thế giới, phản ánh sự đồng hành hiệu quả giữa doanh nghiệp, nhà phân phối.
Đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại San Francisco cho biết, sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng mặt hàng, thị trường, đưa thêm nhiều sản phẩm nông sản Việt đi vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025
Mùa vụ vải năm 2025 ước đạt khoảng 303.000 tấn, tăng 30% so với năm 2024. Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Bắc Giang (cũ, nay là tỉnh Bắc Ninh) vẫn là nơi có sản lượng vải lớn nhất cả nước với 165.000 tấn; tiếp đến là Hải Dương (cũ, nay là Thành phố Hải Phòng) 60.000 tấn, Hưng Yên và Lạng Sơn cùng đạt 22.000 tấn, Đắk Lắk khoảng 21.000 tấn…

Đại diện Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại San Francisco cho biết, sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng mặt hàng, thị trường, đưa thêm nhiều sản phẩm nông sản Việt đi vào thị trường Mỹ trong thời gian tới
Để hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ nông sản mùa vụ Việt Nam trong năm 2025, Cục Xúc tiến thương mại đã tham mưu Lãnh đạo Bộ Công Thương, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu, gia tăng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống và các thị trường có FTA/CEPA với Việt Nam.
Đồng thời mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống có rủi ro cao; Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để nhập khẩu hợp lý, hiệu quả phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong nước, thực hiện các chương trình khuyến mại tập trung, kết nối cung cầu, đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và phân phối hàng hóa qua nền tảng số, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp để khơi thông thị trường trong nước.
Trong đó, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp quốc gia về xúc tiến thương mại nhằm duy trì tăng trưởng xuất khẩu, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, cụ thể: Chủ trì xây dựng, ban hành Kế hoạch tổng thể chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại giai đoạn 2025-2030 theo quy định; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức tăng cường thực hiện đaa dạng, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu; Chủ trì, chỉ đạo thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa; Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lựcc cạnh tranh; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại; phối hợp với bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi liên quan buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.