Vai trò của BRICS trong thị trường năng lượng toàn cầu

Trong bối cảnh địa chính trị ngày nay, ý định mở rộng liên minh BRICS được xem là một lời thách thức gửi đến phương Tây. Các vùng địa kinh tế không cảm thấy xa lạ gì với điểm này, nhất là thị trường dầu mỏ và nói chung hơn là thị trường năng lượng quốc tế.

“Thách thức người phương Tây”, “Một Yalta mới… nhưng không có chúng ta” (tức ám chỉ người phương Tây) … Đó là những tiêu đề mà một số phương tiện truyền thông phương Tây đặt. Trong mắt nhà phân tích Mikhail Gamandiy-Egorov, dường như những hãng tin này chưa hiểu rõ tính chất lịch sử của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15.

BRICS đã chào đón 6 thành viên mới vào liên minh (Iran, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) và nắm được lợi thế của mỗi quốc gia trên ở quy mô khu vực, lục địa và đặc biệt là quốc tế. Thế nhưng, khía cạnh này trong lĩnh vực năng lượng là điều mà giới phương Tay lo ngại.

Theo ghi nhận của báo Le Courrier du Vietnam (vì bản thân Việt Nam cũng có thể là một trong những thành viên tương lai của BRICS), sau khi mở rộng, BRICS chiếm phạm vi 36% diện tích bề mặt toàn cầu, 45% dân số trái đất. Như vậy, quy mô của BRICS cao gấp 4 lần dân số của bên phương Tây và Nhật Bản, và chiếm 44,35% trữ lượng dầu toàn cầu.

Thật vậy, trong số 10 quốc gia khai thác dầu thô lớn trên toàn thế giới, có 6 quốc gia giờ đây đã gia nhập BRICS: Nga – Nước khai thác lớn thứ hai trong bảng xếp hạng quốc tế, Ả Rập Xê-út – thứ ba, Trung Quốc – thứ năm, Brazil – thứ bảy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) – thứ tám, Iran – thứ chín.

Và điều này có tính đến sự phối hợp cấp cao đã tồn tại trong khuôn khổ OPEC+, đặc biệt là giữa Nga và Ả Rập Xê-út, ngay cả trước khi Riyadh gia nhập BRICS. Như vậy, trong mắt nhà phân tích Mikhail Gamandiy-Egorov, đây là một xu hướng gây khó chịu đối với những nước ủng hộ lợi ích của Washington.

Do đó, liệu phương Tây có lý do gì phải lo ngại khi những nước ngoài ngoài phương Tây đang tăng cường phối hợp trong một lĩnh vực mang tính chiến lược như dầu mỏ và nói chung là năng lượng không? Kể cả trong khuôn khổ BRICS và OPEC+? Chắc chắn có, vì những nước này còn sở hữu nhiều hơn thế nữa. Trong số 10 nhà khai thác khí đốt tự nhiên lớn nhất toàn cầu, có 4 nước là thành viên của BRICS: Nga – nước khai thác lớn thứ hai, Iran – thứ ba, Trung Quốc – thứ tư, Ả Rập Xê-út – thứ chín.

Theo nhà phân tích, thực tế đương đại của thế giới quả thực đã làm sáng tỏ ba điểm thiết yếu. Điểm đầu tiên – nhân khẩu học là điều rất quan trọng, và chỉ một nhóm thiểu số trên toàn cầu thì không thể đoạt được quyền thống trị trong tất cả vấn đề quốc tế, kể cả vấn đề kinh tế. Điểm thứ hai - các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược đó chắc chắn sẽ là chìa khóa cho một trật tự quốc tế mới, không chỉ theo hướng đa cực, mà còn không còn xoay trục quanh phương Tây. Và điểm thứ ba – xét thấy những hành động của giới tinh hoa bên bờ Tây Đại Tây Dương, thì không thể tin tưởng vào các công cụ tài chính của phương Tây.

Đối với Mikhail Gamandiy-Egorov, nếu tính đến tất cả những điểm trên, thì ta sẽ hiểu được vì sao phe phương Tây thiểu số và phe ủng hộ họ lại trở nên lo lắng trước tầm ảnh hưởng của BRICS. Điều quan trọng ở đây, là họ không thật sự lo lắng về thiệt hại kinh tế, dù điều đó cũng liên quan một phần. Cú sốc chính của phương Tây là nguy cơ mất đi vị thế thống trị của họ trên phạm vi toàn cầu.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/vai-tro-cua-brics-trong-thi-truong-nang-luong-toan-cau-693864.html