Vai trò của gia đình trong thực hiện bình đẳng giới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình, bởi theo Bác, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình.

Quá trình chuẩn bị bữa tối của gia đình chị Thảo và anh Tuấn ở phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa diễn ra vui vẻ. Mỗi người làm một việc, thức ăn cũng vì thế được nấu nhanh hơn, không khí gia đình thì luôn ấm cúng.

Nói về sự chia sẻ công việc của gia đình mình, anh Nguyễn Văn Tuấn cho hay: “Chúng tôi không phân biệt việc nào là của vợ, việc nào là của chồng. Ai làm được việc gì thì làm. Sự chia sẻ công việc như thế này tôi cho là rất cần thiết trong mỗi gia đình”.

Bữa tối của gia đình chị Thảo và anh Tuấn diễn ra vui vẻ. Mỗi người làm một việc, thức ăn cũng vì thế được nấu nhanh hơn, không khí gia đình luôn ấm cúng.

Bữa tối của gia đình chị Thảo và anh Tuấn diễn ra vui vẻ. Mỗi người làm một việc, thức ăn cũng vì thế được nấu nhanh hơn, không khí gia đình luôn ấm cúng.

Trong lúc anh Tuấn tiếp tục việc bày biện thức ăn của mình thì chị Thảo không quên dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng ngôi nhà. Gia đình nhỏ này có hai người con, một trai và một gái. Ngay từ nhỏ, các em đã được bố mẹ giáo dục về việc không phân biệt vị trí giữa nam và nữ từ chính những hoạt động nhỏ nhất diễn ra hàng ngày.

Nói về điều này, chị Phạm Thị Thảo, cho biết: “Có sự chia sẻ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình giúp chúng tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Tôi cũng mong sau này con trai của mình cũng nhìn từ bố mẹ để biết chia sẻ với vợ con nó sau này, đó là mong muốn mà tôi luôn trao đổi với con”.

Chia sẻ về cách giáo dục của bố mẹ dành cho mình về bình đẳng giới, em Nguyễn Xuân Trường – con trai anh Tuấn, chị Thảo cho biết thêm: “Từ nhỏ bố mẹ đã dạy cháu phải biết chia sẻ công việc với các thành viên trong gia đình. Không phân biệt bất cứ công việc gì. Cũng nhờ cách giáo dục đó mà bây giờ cháu làm được rất nhiều việc, ra ngoài cũng giúp đỡ người khác được nhiều người hơn”.

Trên thực tế, không phải gia đình nào cũng quan tâm để duy trì được cách giáo dục này về bình đẳng giới. Nhiều gia đình vẫn đang cố hữu tư duy “con trai thì phải làm công to việc lớn, con gái thì phải bếp núc giỏi…”. Tư tưởng này của ông bà, cha mẹ đã vô hình chung áp đặt lên các con, các cháu. Sự bất bình đẳng cũng dần dần được tạo nên bởi những điều bé nhỏ ấy.

Hiện vẫn còn nhiều gia đình có tư duy “con trai thì phải làm công to việc lớn, con gái thì phải bếp núc giỏi…”, tác động chệch hướng tới suy nghĩ của các con. (Ảnh minh họa)

Hiện vẫn còn nhiều gia đình có tư duy “con trai thì phải làm công to việc lớn, con gái thì phải bếp núc giỏi…”, tác động chệch hướng tới suy nghĩ của các con. (Ảnh minh họa)

Để có thể góp phần đạt được mục tiêu bình đẳng giới, rất cần có sự điều chỉnh, thay đổi từ nhiều phía. Dẫu biết điều này là không hề đơn giản, nhưng điều chỉnh bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất trong mỗi gia đình là điều chúng ta hoàn toàn có thể.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Muốn xã hội to phát triển công bằng, văn minh thì trước hết mỗi xã hội thu nhỏ phải tạo được sự bình đẳng, không có sự phân biệt giữa các thành viên. Nam hay nữ đều cần được tạo điều kiện và cơ hội như nhau về học tập, việc làm phù hợp với sở thích, sở trường.

Gia Ân-Hoàng Yến

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/vai-tro-cua-gia-dinh-trong-thuc-hien-binh-dang-gioi-439137.html