Văn hóa TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Nằm trong khuôn khổ của Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022, 9 không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu thu hút nhiều đại biểu, du khách quan tâm, thăm quan, trải nghiệm, hòa mình vào trong đời sống thường nhật của đồng bào vùng cao Lai Châu. Qua đó, giới thiệu, quảng bá, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Đến với không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu của 8 huyện, thành phố và Bảo tàng tỉnh, du khách được giới thiệu, tìm hiểu về nền văn hóa, các vật dụng nghề truyền thống, sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc địa phương. Đồng thời hòa mình vào các trò chơi dân gian, các trích đoạn lễ hội, nghi thức, sinh hoạt văn hóa truyền thống tiêu biểu.

Điểm nhấn của các không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa là tái hiện lại kiến trúc nhà truyền thống từ bên ngoài đến bên trong của các dân tộc: Hà Nhì, Thái, Mảng, Dao, Mông.... Đây là sự kết hợp độc đáo giữa việc trang trí các hoạt động, di sản, sản phẩm văn hóa như: trang phục, dụng cụ, nhạc cụ, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa đặc trưng… đến các sản vật, món ăn truyền thống, đồ dùng của mỗi dân tộc.

Lai Châu có 20 dân tộc, trong 9 không gian trưng bày, giới thiệu tại Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022, mỗi huyện, thành phố đều tái hiện về một dân tộc tiêu biểu như: thành phố Lai Châu giới thiệu văn hóa dân tộc Giáy; huyện Phong Thổ giới thiệu văn hóa dân tộc Thái; huyện Sìn Hồ giới thiệu văn hóa dân tộc Dao; huyện Tam Đường giới thiệu văn hóa dân tộc Lự…

Tại các không gian đều có hoạt động văn hóa, văn nghệ với nhiều tiết mục diễn xướng văn hóa phi vật thể đặc sắc với các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, đội văn nghệ trình diễn. Qua đó cho thấy giá trị văn hóa của từng dân tộc thể hiện sự phong phú, đa dạng của các hoạt động văn hóa dân gian, tạo điều kiện cho người dân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nhiều hơn. Đây còn là dịp để các nghệ nhân nói riêng và đồng bào các dân tộc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong bảo tồn, quảng bá về văn hóa đến với du khách và người dân.

Một số hình ảnh tại không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu:

Không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu có 8 huyện, thành phố và Bảo tàng tỉnh tham gia.

Không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu có 8 huyện, thành phố và Bảo tàng tỉnh tham gia.

Bập bênh là trò chơi dân gian được người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè tổ chức trong các dịp lễ, tết.

Du khách và đồng bào các dân tộc hòa mình trong vòng xòe.

Du khách và đồng bào các dân tộc hòa mình trong vòng xòe.

Các thiếu nữ Mông xay ngô bằng cối đá để làm món mèn mén truyền thống.

Các thiếu nữ Mông xay ngô bằng cối đá để làm món mèn mén truyền thống.

Người Mảng sử dụng cót thay chiếu nằm. Khi xưa, những người phụ nữ Mảng có con gái thường đan những tấm cót thật mềm, đẹp để làm quà cho con gái đi lấy chồng. Và họ sẽ truyền nghề cho con gái của mình.

Người Mảng sử dụng cót thay chiếu nằm. Khi xưa, những người phụ nữ Mảng có con gái thường đan những tấm cót thật mềm, đẹp để làm quà cho con gái đi lấy chồng. Và họ sẽ truyền nghề cho con gái của mình.

Tại các không gian đều diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Tại các không gian đều diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Du khách hòa nhịp điệu nhảy sạp tại không gian dân tộc Thái.

Du khách hòa nhịp điệu nhảy sạp tại không gian dân tộc Thái.

Để làm ra được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lự mất rất nhiều thời gian từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, xe chỉ, dệt vải.

Để làm ra được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lự mất rất nhiều thời gian từ trồng bông, xe sợi, nhuộm màu, xe chỉ, dệt vải.

Tái hiện không gian văn hóa dân tộc Lào.

Tái hiện không gian văn hóa dân tộc Lào.

Nguồn Lai Châu: https://baolaichau.vn/v%C4%83n-h%C3%B3a/%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BA%AFc-kh%C3%B4ng-gian-gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%C4%83n-h%C3%B3a-c%C3%A1c-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-t%E1%BB%89nh-lai-ch%C3%A2u