Vạn người đội nắng dự lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang mừng Tết Độc lập

Hàng vạn người dân và du khách đội nắng xem lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) để mừng Tết Độc lập.

Kịch tính lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

Ngày 2/9, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Ngày 2/9, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 1.500 vận động viên chia làm 24 thuyền bơi nam, 9 thuyền đua nữ.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 1.500 vận động viên chia làm 24 thuyền bơi nam, 9 thuyền đua nữ.

Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang nguồn gốc từ xa xưa. Mục đích của lễ hội là để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên. Hội đua, bơi thuyền truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang nguồn gốc từ xa xưa. Mục đích của lễ hội là để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thi thố sức trai, sức gái để chế ngự thiên nhiên. Hội đua, bơi thuyền truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Sau hiệu lệnh của trọng tài, các vận động viên lập tức bứt tốc.

Sau hiệu lệnh của trọng tài, các vận động viên lập tức bứt tốc.

Phía trên bờ, hàng vạn người dân cổ vũ náo nhiệt.

Phía trên bờ, hàng vạn người dân cổ vũ náo nhiệt.

Ông Nguyễn Đình Hùng (huyện Lệ Thủy) cho biết, các đội nam có phần mạnh mẽ dứt khoát, nhưng đội nữ cũng không kém phần nhanh nhẹn, uyển chuyển. Gay cấn nhất là những màn bứt tốc của các đội thuyền khi sắp về đích.

Ông Nguyễn Đình Hùng (huyện Lệ Thủy) cho biết, các đội nam có phần mạnh mẽ dứt khoát, nhưng đội nữ cũng không kém phần nhanh nhẹn, uyển chuyển. Gay cấn nhất là những màn bứt tốc của các đội thuyền khi sắp về đích.

Trong cuộc đua, các tay chèo thể hiện sức khỏe dẻo dai và nắm khá vững các kỹ thuật chèo lái.

Trong cuộc đua, các tay chèo thể hiện sức khỏe dẻo dai và nắm khá vững các kỹ thuật chèo lái.

Người dân dùng nồi, niêu, chậu để tát nước và gõ cổ vũ cho các vận động viên.

Người dân dùng nồi, niêu, chậu để tát nước và gõ cổ vũ cho các vận động viên.

Sau gần 3 giờ tranh tài, Ban tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị thôn An Xá (xã Lộc Thủy).

Sau gần 3 giờ tranh tài, Ban tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị thôn An Xá (xã Lộc Thủy).

Kết quả ở phần tranh tài thuyền đua nữ, giải nhất thuộc về thôn An Xá (xã Lộc Thủy).

Kết quả ở phần tranh tài thuyền đua nữ, giải nhất thuộc về thôn An Xá (xã Lộc Thủy).

Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình văn hóa dân tộc. Đồng thời, qua lễ hội cũng giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp mảnh đất, con người Lệ Thủy.

Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình văn hóa dân tộc. Đồng thời, qua lễ hội cũng giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước vẻ đẹp mảnh đất, con người Lệ Thủy.

Sông Kiến Giang được gọi với biệt danh "nghịch hà" bởi đây là dòng sông chảy ngược nổi tiếng nằm tại tỉnh Quảng Bình. Khác với những con sông ở miền Trung đều chảy theo hướng Đông - Nam, sông Kiến Giang lại chảy theo hướng Đông - Bắc. Đây là con sông đã chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/van-nguoi-doi-nang-du-le-hoi-dua-boi-thuyen-tren-song-kien-giang-ar893369.html