'Vàng đen' vào mùa, vì sao thương lái ngậm đắng nuốt cay?

Khi cây trám bắt đầu ra hoa, các thương lái tìm đến mua luôn cả cây. Đến mùa quả chín, nhiều thương lái trúng đậm, nhưng năm nay thứ quả đặc sản này mất mùa.

Huyện Thanh Chương (Nghệ An) được xem là vùng trồng cây trám đen nhiều nhất tỉnh. Thứ quả này ngày xưa nhà nghèo mới ăn nhưng giờ đây loại quả này là đặc sản, được ví như "vàng đen". Đầu mùa, giá quả trám đen đắt hơn cả thịt lợn. Hiện trám đen đang vào vụ, các thương lái khắp nơi đổ xô về những hộ gia đình có cây trám để thu mua.

Huyện Thanh Chương (Nghệ An) được xem là vùng trồng cây trám đen nhiều nhất tỉnh. Thứ quả này ngày xưa nhà nghèo mới ăn nhưng giờ đây loại quả này là đặc sản, được ví như "vàng đen". Đầu mùa, giá quả trám đen đắt hơn cả thịt lợn. Hiện trám đen đang vào vụ, các thương lái khắp nơi đổ xô về những hộ gia đình có cây trám để thu mua.

Cây trám đen tại huyện Thanh Chương là loài cây bản địa, lâu năm nên quả ngon, thơm, bùi được nhiều người ưa chuộng. Trám đen phổ biến tại các xã như Thanh Nho, Thanh Lĩnh, Cát Văn, Hạnh Lâm… Ở những vùng này, trong vườn nhà nào cũng có cây trám đen.

Cây trám đen tại huyện Thanh Chương là loài cây bản địa, lâu năm nên quả ngon, thơm, bùi được nhiều người ưa chuộng. Trám đen phổ biến tại các xã như Thanh Nho, Thanh Lĩnh, Cát Văn, Hạnh Lâm… Ở những vùng này, trong vườn nhà nào cũng có cây trám đen.

Trước đây, người dân hái trám bán lẻ nhưng từ khi thành đặc sản, trám được các thương lái tìm đến đặt mua từ khi cây mới ra hoa. Thông thường, các thương lái đặt tiền mua với giá từ 1 đến 5 triệu đồng tùy cây. Cá biệt có những cây trám đen được thương lái mua với giá 15 triệu đồng vì những mùa trước sai trĩu quả.

Trước đây, người dân hái trám bán lẻ nhưng từ khi thành đặc sản, trám được các thương lái tìm đến đặt mua từ khi cây mới ra hoa. Thông thường, các thương lái đặt tiền mua với giá từ 1 đến 5 triệu đồng tùy cây. Cá biệt có những cây trám đen được thương lái mua với giá 15 triệu đồng vì những mùa trước sai trĩu quả.

Sau khi mua, toàn bộ quả trên cây sẽ thuộc về thương lái. Đến khi mùa quả chín, nếu cây được mùa sai quả, năng suất cao thì thương lái trúng đậm. Nhưng gặp đợt mất mùa, quả kém thì thương lái lỗ nặng. “Mỗi thương lái thường bỏ ra vài ba trăm triệu đồng để đi tìm và đặt mua của nhiều cây của người dân. Đến mùa thu hoạch thì thuê người về hái bán”, thương lái Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Sau khi mua, toàn bộ quả trên cây sẽ thuộc về thương lái. Đến khi mùa quả chín, nếu cây được mùa sai quả, năng suất cao thì thương lái trúng đậm. Nhưng gặp đợt mất mùa, quả kém thì thương lái lỗ nặng. “Mỗi thương lái thường bỏ ra vài ba trăm triệu đồng để đi tìm và đặt mua của nhiều cây của người dân. Đến mùa thu hoạch thì thuê người về hái bán”, thương lái Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Quả trám có hình thoi, khi chín có màu tím đen, ruột màu vàng, hạt cứng nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Quả trám được chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng đắt đỏ như: Trám kho thịt lợn, trám muối, xôi trám. Đầu mùa giá trám lên đến 140.000 đồng/1kg. Hiện giá quả trám dao động khoảng 90.000 - 100.000 đồng/1kg.

Quả trám có hình thoi, khi chín có màu tím đen, ruột màu vàng, hạt cứng nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Quả trám được chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng đắt đỏ như: Trám kho thịt lợn, trám muối, xôi trám. Đầu mùa giá trám lên đến 140.000 đồng/1kg. Hiện giá quả trám dao động khoảng 90.000 - 100.000 đồng/1kg.

Để thu hoạch trám, thông thường người hái sẽ trải bạt hoặc lưới quanh dưới gốc cây để hứng, tránh quả rơi vỡ và mất.

Để thu hoạch trám, thông thường người hái sẽ trải bạt hoặc lưới quanh dưới gốc cây để hứng, tránh quả rơi vỡ và mất.

Người hái sẽ tự chế 1 cây sào bằng tre dài. Ở phía đầu có gắn 1 chiếc liềm.

Người hái sẽ tự chế 1 cây sào bằng tre dài. Ở phía đầu có gắn 1 chiếc liềm.

Cây trám cao cả chục mét nên người hái phải trèo lên. Ngồi trên các cành cây, người hái đưa ánh mắt nhìn những chùm quả chín rồi dùng cây sào tự chế để chọc cho quả rụng xuống phía dưới.

Cây trám cao cả chục mét nên người hái phải trèo lên. Ngồi trên các cành cây, người hái đưa ánh mắt nhìn những chùm quả chín rồi dùng cây sào tự chế để chọc cho quả rụng xuống phía dưới.

Ở phía dưới, người nhặt sẽ gom lại bỏ vào bì. Trung bình một người thợ hái trám được trả công khoảng 600.000 đồng/ngày. Người nhặt trám được trả công khoảng 250.000 đồng/ngày. "Sản lượng trám năm nay thấp, mất mùa, chỉ bằng 50-60% những năm trước. Nhiều thương lái mua từ khi cây chưa có trái nên thua lỗ nặng", chị Trần Thị Hằng (SN 1983, trú xã Thanh Lĩnh, Thanh Chương) chia sẻ.

Ở phía dưới, người nhặt sẽ gom lại bỏ vào bì. Trung bình một người thợ hái trám được trả công khoảng 600.000 đồng/ngày. Người nhặt trám được trả công khoảng 250.000 đồng/ngày. "Sản lượng trám năm nay thấp, mất mùa, chỉ bằng 50-60% những năm trước. Nhiều thương lái mua từ khi cây chưa có trái nên thua lỗ nặng", chị Trần Thị Hằng (SN 1983, trú xã Thanh Lĩnh, Thanh Chương) chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Hùng một thương lái thu mua trám đen chia sẻ, ngay từ đầu mùa anh đã chi gần 300 triệu đồng để mua nhiều cây trám đen của người dân. Tuy nhiên sản lượng thấp nên năm nay anh lỗ nặng. "Như cây trám của nhà bà Hoa (xã Thanh Lĩnh), tôi đặt mua với giá 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hôm nay thu hoạch chỉ được khoảng 35 kg quả, bán được 3,2 triệu đồng. Tôi phải thuê 2 thợ đi hái và nhặt nữa, thành ra lỗ tiền thuê người làm công", anh Hùng chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Hùng một thương lái thu mua trám đen chia sẻ, ngay từ đầu mùa anh đã chi gần 300 triệu đồng để mua nhiều cây trám đen của người dân. Tuy nhiên sản lượng thấp nên năm nay anh lỗ nặng. "Như cây trám của nhà bà Hoa (xã Thanh Lĩnh), tôi đặt mua với giá 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hôm nay thu hoạch chỉ được khoảng 35 kg quả, bán được 3,2 triệu đồng. Tôi phải thuê 2 thợ đi hái và nhặt nữa, thành ra lỗ tiền thuê người làm công", anh Hùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương - chia sẻ, cây trám đen trên địa bàn đã mang lại một nguồn thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên năm nay sản lượng trám đen không cao có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Ông Nguyễn Xuân Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương - chia sẻ, cây trám đen trên địa bàn đã mang lại một nguồn thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên năm nay sản lượng trám đen không cao có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vang-den-vao-mua-vi-sao-thuong-lai-ngam-dang-nuot-cay-post1567672.tpo