'Ve chai' - nguồn nhân lực cần chú ý khi xây dựng khung chính sách phân loại rác thải sinh hoạt
Tiếng rao 'đồng nát sắt vụn bán đi' từ lâu đã trở nên quen thuộc với cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Ngày ngày những người đồng nát, ve chai, với chiếc xe đạp cũ kỹ, vẫn rong ruổi khắp các con phố để thu mua phế liệu hoặc nhặt phế liệu từ các thùng rác, bãi rác dân sinh. Họ đã và đang góp sức không nhỏ cho vấn đề nan giải tại Việt Nam đối với việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn hiện nay chính là phân loại rác nhựa sinh hoạt.
Một ngày của những người đồng nát thường bắt đầu từ sáng sớm đến chiều muộn. Công việc của họ là bới nhặt phế liệu có thể bán được. Ngày nhiều với họ là bán được 100.000 nghìn, cũng có ngày không được đồng nào.
Theo các chuyên gia, lực lượng lao động trong hệ thống thu gom đồng nát hoạt động nhỏ lẻ, chưa có tiếng nói. Tương lai, họ sẽ gặp phải sự cạnh tranh lớn từ hệ thống thu gom rác của Nhà nước và của khu vực tư nhân.
Trong lĩnh vực quản lý rác thải, lao động thu gom phế liệu là lực lượng thu gom đông đảo ở Việt Nam. Theo ước tính hơn 30% lượng rác thải được thu gom thông qua lực lượng thu gom “ve chai, đồng nát”. Các chuyên gia góp ý, vai trò và nhu cầu của nghề “ve chai, đồng nát” cần được hiểu rõ để chuẩn bị cho sự tham gia của họ vào khung chính sách.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!