Cảnh 2 con sứa đi ngang qua nhau trông như một tác phẩm nghệ thuật. Chúng được gọi là sứa tầm ma biển, thường sống ở ngoài khơi bờ biển phía tây Mỹ và Canada. Đây là một trong nhữngloài sưáđẹp nhấtthế giới.
Sứa lòng đỏ trứng (trái) còn có một cái tên ma quỷ là “sứa medusa” – đặt theonữ thầnrắn trongthần thoại Hy Lạp. Loài này có một lớp trông như lòng trứng bên trong vỏ bọc ngoài trong suốt. Chúng sống ở khắp các vùng biển thế giới với đường kính con trưởng thành khoảng 60 cm. Bên phải là loài tầm mabiển đen, thường sống ở miền Nam California (Mỹ) và bờ biển phía tây Mexico.
Con sứa có cơ thể trong suốt thường xuất hiện ngoài khơi bờ biển California có tên “sưámặt trăng”. Con trưởng thành có thể to tới 45 cm. Nhiều ngư dân thường phóng đại về độ nguy hiểm của sứa mặt trăng. Tuy nhiên, vết đốt của loài này chỉ gây đau đớn chứ khó làm ảnh hưởng tới tính mạng người.
Con sứa có phần lưng mang đốm đỏ được gọi là Acromitus maculosus. Nơi duy nhất bạn có thể tìm thấy loài này là ở vùng biển Philippines. Con còn lại có tên “tầm ma Nhật Bản” do nó chủ yếu xuất hiện ở ngoài khơi xứ anh đào hay quần đảo Aleut. Chúng thường xuất hiện vào mùa xuân. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết về chế độ ăn của sứa tầm ma Nhật Bản.
Sứa Cassiopea andromeda thường bị nhầm là hải quỳ. Chúng có miệng hướng lên trên thay vì phần lưng như các con sứa khác. Vết chích của nó gây đau đớn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Sứa hộp là một trong những loài nguy hiểm nhất hành tinh khi giết khoảng 100 người/năm. Xúc tu của chúng chứa những ngòi độc có thể giết chết 60 người trưởng thành chỉ trong vài phút. Loài này còn nổi tiếng với cách di chuyển “dị” khi con đực và cái thường xuyên di chuyển cùng lúc rồi bị vướng xúc tu vào nhau.
Con người hầu như không biết đến sự tồn tại của sứa Atorella octogonos cho tới năm 1987. Chúng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương. Con sứa trưởng thành cũng chỉ có đường kính 2 cm và gần như trong suốt nên con người khó nhận biết chúng bằng mắt thường.
Theo Anh Tú/Zing