Về làng có 20 bà mẹ đơn thân nuôi bầy con nhỏ lít nhít... 130 đứa

Ở Hải Phòng có một ngôi làng mà những người phụ nữ đơn thân sống với nhau, cùng nuôi dưỡng 130 đứa con hàng chục năm qua. Các mẹ đã luống tuổi mà bầy con nhỏ lít nhít vẫn ngày một nhiều thêm.

Làng trẻ em SOS Hải Phòng hiện đang nuôi dưỡng 130 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bé thì bị bỏ rơi, cháu thì mồ côi, không may mất đi sự chăm sóc của cha mẹ... Làng tổ chức theo mô hình sinh hoạt hộ gia đình, không gian sống rất sạch sẽ, thoáng đãng, ấm cúng.

Làng trẻ em SOS Hải Phòng hiện đang nuôi dưỡng 130 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bé thì bị bỏ rơi, cháu thì mồ côi, không may mất đi sự chăm sóc của cha mẹ... Làng tổ chức theo mô hình sinh hoạt hộ gia đình, không gian sống rất sạch sẽ, thoáng đãng, ấm cúng.

Theo ông Đặng Duy Toản (Trợ lý Giám đốc Làng trẻ em SOS Hải Phòng), làng có 14 nhà gia đình mang tên 14 loài hoa và một nhà lưu xá thanh niên dành riêng cho các bạn nam từ 14 tuổi trở lên. Mỗi gia đình có một mẹ phụ trách nuôi dưỡng trẻ, ngoài ra còn có 6 dì làm nhiệm vụ hỗ trợ chung cho 14 gia đình.

Theo ông Đặng Duy Toản (Trợ lý Giám đốc Làng trẻ em SOS Hải Phòng), làng có 14 nhà gia đình mang tên 14 loài hoa và một nhà lưu xá thanh niên dành riêng cho các bạn nam từ 14 tuổi trở lên. Mỗi gia đình có một mẹ phụ trách nuôi dưỡng trẻ, ngoài ra còn có 6 dì làm nhiệm vụ hỗ trợ chung cho 14 gia đình.

Ngôi làng có 20 bà mẹ đơn thân nuôi bầy con nhỏ lít nhít với... 130 đứa

Là một trong những người đầu tiên làm việc tại làng từ ngày mới thành lập, bà Đỗ Thị Thắng (sinh năm 1960, quê ở xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) đang nuôi dưỡng 8 trẻ trong nhà Hoa Cúc. Trong số đó có những bé còn rất nhỏ, chỉ mới 2 - 4 tuổi. Bà là người mẹ cao tuổi nhất, đã thừa tuổi về hưu nhưng làng chưa tìm được người thay thế nên vẫn tiếp tục công tác. Được biết, hiện nay các bà mẹ trong làng chủ yếu ở độ tuổi từ 35 - 45. Bên cạnh đó, có 5 bà mẹ ở độ tuổi từ 60 - 62, đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì làng thiếu nhân lực nên các mẹ vẫn tiếp tục làm việc cho tới khi tìm được người thay.

Là một trong những người đầu tiên làm việc tại làng từ ngày mới thành lập, bà Đỗ Thị Thắng (sinh năm 1960, quê ở xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) đang nuôi dưỡng 8 trẻ trong nhà Hoa Cúc. Trong số đó có những bé còn rất nhỏ, chỉ mới 2 - 4 tuổi. Bà là người mẹ cao tuổi nhất, đã thừa tuổi về hưu nhưng làng chưa tìm được người thay thế nên vẫn tiếp tục công tác. Được biết, hiện nay các bà mẹ trong làng chủ yếu ở độ tuổi từ 35 - 45. Bên cạnh đó, có 5 bà mẹ ở độ tuổi từ 60 - 62, đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì làng thiếu nhân lực nên các mẹ vẫn tiếp tục làm việc cho tới khi tìm được người thay.

Các bà mẹ, bà dì được tuyển vào làng là phụ nữ đơn thân hoặc đã ly hôn, góa chồng, các bà mẹ có con riêng còn nhỏ hoặc con đã trưởng thành nhưng ở với ông bà hoặc bố. Chế độ đãi ngộ với các mẹ bao gồm tiền lương, tiền ăn và tiền trợ cấp của thành phố. Mức "lương" cụ thể trong thời gian đào tạo 6 tháng là gần 6,6 triệu đồng, còn khi chính thức làm mẹ là hơn 7,6 triệu đồng. Làng có nhà ở cho các bà mẹ đang làm việc và khi nghỉ hưu.

Các bà mẹ, bà dì được tuyển vào làng là phụ nữ đơn thân hoặc đã ly hôn, góa chồng, các bà mẹ có con riêng còn nhỏ hoặc con đã trưởng thành nhưng ở với ông bà hoặc bố. Chế độ đãi ngộ với các mẹ bao gồm tiền lương, tiền ăn và tiền trợ cấp của thành phố. Mức "lương" cụ thể trong thời gian đào tạo 6 tháng là gần 6,6 triệu đồng, còn khi chính thức làm mẹ là hơn 7,6 triệu đồng. Làng có nhà ở cho các bà mẹ đang làm việc và khi nghỉ hưu.

Theo ông Toản, chăm sóc trẻ là việc đòi hỏi phải có lòng từ tâm, chăm chỉ, kiên trì, khéo léo... Với trẻ em yếu thế, những yêu cầu đó càng đòi hỏi cao hơn. Mọi thành bại trong cuộc đời trẻ sau này phần lớn nằm ở sự nuôi dạy của các mẹ từ bé. Vì vậy, việc tuyển dụng các mẹ, các dì đều phải theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Người được tuyển dụng phải trải qua 6 tháng đào tạo, kiểm tra, đánh giá mới được làm chính thức, chưa kể hàng năm đều có những đợt đào tạo, tập huấn cùng chuyên gia. Lý giải về việc thiếu nhân sự, ông Toản cho biết, nhiều người được nhận vào làng nhưng chỉ được vài tháng, hơn năm lại xin nghỉ việc vì không chịu được vất vả. Hơn nữa, thị trường lao động giờ nhiều công việc để lựa chọn hơn nên nhiều người không theo đuổi được "nghề làm mẹ cả đời" này. "Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tuyển dụng. Dù có thiếu người nhưng chúng tôi không thể phá vỡ các nguyên tắc để tuyển dụng theo kiểu "vơ bèo vạt tép" được" - ông Toản nói.

Theo ông Toản, chăm sóc trẻ là việc đòi hỏi phải có lòng từ tâm, chăm chỉ, kiên trì, khéo léo... Với trẻ em yếu thế, những yêu cầu đó càng đòi hỏi cao hơn. Mọi thành bại trong cuộc đời trẻ sau này phần lớn nằm ở sự nuôi dạy của các mẹ từ bé. Vì vậy, việc tuyển dụng các mẹ, các dì đều phải theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Người được tuyển dụng phải trải qua 6 tháng đào tạo, kiểm tra, đánh giá mới được làm chính thức, chưa kể hàng năm đều có những đợt đào tạo, tập huấn cùng chuyên gia. Lý giải về việc thiếu nhân sự, ông Toản cho biết, nhiều người được nhận vào làng nhưng chỉ được vài tháng, hơn năm lại xin nghỉ việc vì không chịu được vất vả. Hơn nữa, thị trường lao động giờ nhiều công việc để lựa chọn hơn nên nhiều người không theo đuổi được "nghề làm mẹ cả đời" này. "Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tuyển dụng. Dù có thiếu người nhưng chúng tôi không thể phá vỡ các nguyên tắc để tuyển dụng theo kiểu "vơ bèo vạt tép" được" - ông Toản nói.

Các bé được nuôi dưỡng, giáo dục trong một môi trường giống gia đình, ai cũng nề nếp, biết phân công công việc với nhau. Gặp khách đến làng, các em đều chào hỏi lễ phép. Trong ảnh là Minh (học lớp 5, ở gia đình Hướng Dương) lau nhà sau khi bữa cơm trưa.

Các bé được nuôi dưỡng, giáo dục trong một môi trường giống gia đình, ai cũng nề nếp, biết phân công công việc với nhau. Gặp khách đến làng, các em đều chào hỏi lễ phép. Trong ảnh là Minh (học lớp 5, ở gia đình Hướng Dương) lau nhà sau khi bữa cơm trưa.

Không gian sống tại làng trẻ em SOS Hải Phòng nhiều cây xanh, sạch sẽ, thoáng đãng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bình an.

Không gian sống tại làng trẻ em SOS Hải Phòng nhiều cây xanh, sạch sẽ, thoáng đãng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bình an.

Các em thường vui chơi, vận động tại sân cỏ khu vực trung tâm, nơi sôi động nhất, luôn thường trực tiếng nói cười tại làng.

Các em thường vui chơi, vận động tại sân cỏ khu vực trung tâm, nơi sôi động nhất, luôn thường trực tiếng nói cười tại làng.

Ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trung tâm chiếu bóng Hải Phòng tổ chức chiếu phim thiếu nhi cho các em nhỏ trong làng giải trí.

Ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trung tâm chiếu bóng Hải Phòng tổ chức chiếu phim thiếu nhi cho các em nhỏ trong làng giải trí.

Kể từ khi thành lập vào năm 1996, đến nay, làng trẻ em SOS Hải Phòng đã nuôi dưỡng khoảng 500 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong số đó có nhiều người khi trưởng thành đã trở thành giảng viên đại học, giáo viên, bác sĩ, giám đốc, ca sĩ...

Kể từ khi thành lập vào năm 1996, đến nay, làng trẻ em SOS Hải Phòng đã nuôi dưỡng khoảng 500 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong số đó có nhiều người khi trưởng thành đã trở thành giảng viên đại học, giáo viên, bác sĩ, giám đốc, ca sĩ...

Khu nhà ở dành cho cán bộ, nhân viên và các bà mẹ, bà dì sau khi về hưu.

Khu nhà ở dành cho cán bộ, nhân viên và các bà mẹ, bà dì sau khi về hưu.

Các gia đình trong làng trang hoàng đón Tết, cảm giác ấm cúng, bình an.

Các gia đình trong làng trang hoàng đón Tết, cảm giác ấm cúng, bình an.

Ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, các bà mẹ, bà dì của làng tổ chức gói bánh chưng cho các con.

Ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, các bà mẹ, bà dì của làng tổ chức gói bánh chưng cho các con.

Vào các năm trước khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, mỗi dịp cận Tết, học sinh các trường học trên địa bàn TP Hải Phòng đến tham quan, giao lưu với mọi người trong làng.

Vào các năm trước khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, mỗi dịp cận Tết, học sinh các trường học trên địa bàn TP Hải Phòng đến tham quan, giao lưu với mọi người trong làng.

Là những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa, các em trong làng trẻ SOS Hải Phòng luôn nhận được sự quan tâm, yêu thương, khích lệ của các lãnh đạo, cán bộ và các mẹ, các dì để giúp các em có một cuộc sống hạnh phúc, ấm áp, đủ đầy nhất.

Là những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa, các em trong làng trẻ SOS Hải Phòng luôn nhận được sự quan tâm, yêu thương, khích lệ của các lãnh đạo, cán bộ và các mẹ, các dì để giúp các em có một cuộc sống hạnh phúc, ấm áp, đủ đầy nhất.

Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện, thân nhân của các em nhỏ trong làng đến thăm, mang theo quà bánh, đồ nhu yếu phẩm để giúp làng vơi bớt khó khăn, có một cái Tết yêu thương, ấm lòng hơn. Trong ảnh, một em nhỏ được người thân hôn tạm biệt trước khi ra về.

Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện, thân nhân của các em nhỏ trong làng đến thăm, mang theo quà bánh, đồ nhu yếu phẩm để giúp làng vơi bớt khó khăn, có một cái Tết yêu thương, ấm lòng hơn. Trong ảnh, một em nhỏ được người thân hôn tạm biệt trước khi ra về.

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ve-lang-co-20-ba-me-don-than-nuoi-bay-con-nho-lit-nhit-130-dua-172220202074846309.htm