'Về miền di sản Tràng An 2024', hội tụ 600 nghệ sĩ với nhiều hoạt động in đậm dấu ấn văn hóa

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, sáng 26/4, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã diễn ra với sự tham gia của nhiều hoạt động in đậm dấu ấn văn hóa.

 Với chủ đề "Về miền di sản Tràng An 2024", Lễ hội Tràng An năm này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng với những hoạt động mới lạ, trong đó có lễ rước rồng từ cổng Tam Quan xuống bến thuyền Tràng An và diễn ra suốt quãng đường trên sông Sào Khê. Ảnh: Như Ý.

Với chủ đề "Về miền di sản Tràng An 2024", Lễ hội Tràng An năm này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng với những hoạt động mới lạ, trong đó có lễ rước rồng từ cổng Tam Quan xuống bến thuyền Tràng An và diễn ra suốt quãng đường trên sông Sào Khê. Ảnh: Như Ý.

 Lễ khai mạc được tổ chức với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là những tiết mục âm nhạc dân gian sôi động, mang đến cho khán giả một bức tranh âm nhạc phong phú và hấp dẫn về mặt nghệ thuật. Trong ảnh: Thuyền rồng trên sông Sào Khê. Ảnh: Như Ý.

Lễ khai mạc được tổ chức với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là những tiết mục âm nhạc dân gian sôi động, mang đến cho khán giả một bức tranh âm nhạc phong phú và hấp dẫn về mặt nghệ thuật. Trong ảnh: Thuyền rồng trên sông Sào Khê. Ảnh: Như Ý.

 Chương trình biểu diễn có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật đặc sắc từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh, bao gồm quan họ, ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xẩm, hát chèo, múa sạp... với hơn 600 nghệ nhân, nghệ sĩ cùng khoảng 2.000 người tham gia biểu diễn và rước rồng, trống, đội tế lễ. Ảnh: Như Ý.

Chương trình biểu diễn có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật đặc sắc từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh, bao gồm quan họ, ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xẩm, hát chèo, múa sạp... với hơn 600 nghệ nhân, nghệ sĩ cùng khoảng 2.000 người tham gia biểu diễn và rước rồng, trống, đội tế lễ. Ảnh: Như Ý.

Hàng nghìn người dân và du khách đã tham gia vào hành trình rước rồng, với đội hình gồm đội trống nhảy, đội rồng, cờ tế, kèn tây... Ban tổ chức cũng đã huy động 150 chiếc xe điện để phục vụ cho đoàn rước. Ảnh: Như Ý.

Hàng nghìn người dân và du khách đã tham gia vào hành trình rước rồng, với đội hình gồm đội trống nhảy, đội rồng, cờ tế, kèn tây... Ban tổ chức cũng đã huy động 150 chiếc xe điện để phục vụ cho đoàn rước. Ảnh: Như Ý.

Lễ hội Tràng An là một dịp truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương cùng các vị tiên đế, các bậc tiền nhân đã có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lễ hội Tràng An là một dịp truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương cùng các vị tiên đế, các bậc tiền nhân đã có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

 Đây cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau khám phá và tận hưởng những giá trị di sản từ khắp nơi trong nước, được tái hiện và lan tỏa trong không gian đẹp tuyệt vời, non nước hữu tình và lãng mạn của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Đây cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau khám phá và tận hưởng những giá trị di sản từ khắp nơi trong nước, được tái hiện và lan tỏa trong không gian đẹp tuyệt vời, non nước hữu tình và lãng mạn của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Khu danh thắng Tràng An, là một Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, là nơi kết hợp tinh hoa của thiên nhiên và văn hóa trên toàn cầu. Trong những dãy núi đá vôi, Tràng An tựa như một bức tranh tuyệt vời với hệ thống hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới và các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Nơi này còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử và những nền văn hóa phong phú, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và văn hóa, đồng thời ghi nhận những nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn năm qua.

Khu danh thắng Tràng An, là một Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, là nơi kết hợp tinh hoa của thiên nhiên và văn hóa trên toàn cầu. Trong những dãy núi đá vôi, Tràng An tựa như một bức tranh tuyệt vời với hệ thống hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới và các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Nơi này còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử và những nền văn hóa phong phú, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và văn hóa, đồng thời ghi nhận những nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn năm qua.

Với sự hòa quyện độc đáo đó, Tràng An là điểm đến của những người muốn khám phá và chiêm bái những di tích lịch sử và các công trình tôn giáo, như đền Nội Lâm và Hành cung Vũ Lâm. Đền Suối Tiên, với ngôi đền thờ thánh Quý Minh Đại Vương, cũng là một điểm nổi bật thu hút du khách. Lễ hội Tràng An, diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, không chỉ là dịp để tôn vinh các giá trị văn hóa và thiên nhiên của khu vực này, mà còn là cơ hội để nhấn mạnh về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tạo ra mối liên kết giữa con người và thiên nhiên.

Với sự hòa quyện độc đáo đó, Tràng An là điểm đến của những người muốn khám phá và chiêm bái những di tích lịch sử và các công trình tôn giáo, như đền Nội Lâm và Hành cung Vũ Lâm. Đền Suối Tiên, với ngôi đền thờ thánh Quý Minh Đại Vương, cũng là một điểm nổi bật thu hút du khách. Lễ hội Tràng An, diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, không chỉ là dịp để tôn vinh các giá trị văn hóa và thiên nhiên của khu vực này, mà còn là cơ hội để nhấn mạnh về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tạo ra mối liên kết giữa con người và thiên nhiên.

Minh Đức - Như Ý - Nguyễn Phú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ve-mien-di-san-trang-an-2024-hoi-tu-600-nghe-si-voi-nhieu-hoat-dong-in-dam-dau-an-van-hoa-post1632347.tpo