Về nguồn - thăm 'địa chỉ đỏ' Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam

Trong không khí cả nước hân hoan chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9 và hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống của ngành Tài chính, phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam đã có chuyến xuyên rừng 'về nguồn', ở 'địa chỉ đỏ' - Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam, thuộc Chiến khu Đ, nhằm ghi nhớ công ơn, những kỷ niệm về ngành Tài chính trong giai đoạn, thời kỳ oanh liệt nhất của Cách mạng miền Nam, kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

 Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam, thuộc Chiến khu D nằm ở Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Băng qua các khu dự trữ sinh quyển, Chiến khu Đ nằm giữa màu xanh bát ngát, dưới những tán cây cổ thụ xanh rì của rừng Mã Đà.

Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam, thuộc Chiến khu D nằm ở Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Băng qua các khu dự trữ sinh quyển, Chiến khu Đ nằm giữa màu xanh bát ngát, dưới những tán cây cổ thụ xanh rì của rừng Mã Đà.

Trước yêu cầu của cuộc cách mạng, đặc biệt với cách mạng miền Nam cần phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Trung ương Đảng về đường lối và tổ chức thực hiện, ngày 23/1/1961, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Phạm Văn Xô (Hai Xô, Hai Già) làm Trưởng ban. (Trong ảnh: Nhà bia lưu niệm Ban Kinh tài).

Trước yêu cầu của cuộc cách mạng, đặc biệt với cách mạng miền Nam cần phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Trung ương Đảng về đường lối và tổ chức thực hiện, ngày 23/1/1961, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Phạm Văn Xô (Hai Xô, Hai Già) làm Trưởng ban. (Trong ảnh: Nhà bia lưu niệm Ban Kinh tài).

Năm 1962, do Chiến khu Đ bị địch đánh phá quá ác liệt, Ban Kinh tài đã chuyển về Tây Ninh. Tuy Trung ương Cục miền Nam trú đóng ở Chiến khu Đ một thời gian không lâu (1961-1962) nhưng căn cứ kháng chiến này đã trở thành biểu tượng cho ý chí chiến đấu của quân và dân ta, trong đó có Ban Kinh tài. Chiến khu Đ cũng là nơi lưu giữ lịch sử hào hùng của mảnh đất miền Đông gian lao và anh dũng.

Năm 1962, do Chiến khu Đ bị địch đánh phá quá ác liệt, Ban Kinh tài đã chuyển về Tây Ninh. Tuy Trung ương Cục miền Nam trú đóng ở Chiến khu Đ một thời gian không lâu (1961-1962) nhưng căn cứ kháng chiến này đã trở thành biểu tượng cho ý chí chiến đấu của quân và dân ta, trong đó có Ban Kinh tài. Chiến khu Đ cũng là nơi lưu giữ lịch sử hào hùng của mảnh đất miền Đông gian lao và anh dũng.

Ban Kinh tài là cơ quan tham mưu của Trung ương Cục miền Nam trên lĩnh vực kinh tế tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến trước mắt và lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, Ban Kinh tài đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng kinh tế tài chính kháng chiến vững mạnh; phát triển sản xuất vùng giải phóng, tiếp nhận chi viện kinh tế hậu phương từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam; góp phần xây dựng hậu cần tại chỗ cho cách mạng miền Nam.

Ban Kinh tài là cơ quan tham mưu của Trung ương Cục miền Nam trên lĩnh vực kinh tế tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến trước mắt và lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, Ban Kinh tài đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng kinh tế tài chính kháng chiến vững mạnh; phát triển sản xuất vùng giải phóng, tiếp nhận chi viện kinh tế hậu phương từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam; góp phần xây dựng hậu cần tại chỗ cho cách mạng miền Nam.

Chiến Khu Đ được bao bọc phần lớn bởi sông Mã Đà. Sơ đồ cho thấy, Ban Kinh tài cùng các tiểu ban khác được đặt nối tiếp theo khoảng cách như bổ trợ nhau.

Chiến Khu Đ được bao bọc phần lớn bởi sông Mã Đà. Sơ đồ cho thấy, Ban Kinh tài cùng các tiểu ban khác được đặt nối tiếp theo khoảng cách như bổ trợ nhau.

Kỳ Phương

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ve-nguon-tham-dia-chi-do-ban-kinh-tai-trung-uong-cuc-mien-nam-158356.html