Về nơi nguồn cội

Đền Hùng Phú Thọ là quần thể di tích đền chùa để thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất, nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, bao quanh là khu rừng cấm, thuộc xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây gắn với lưu truyền dân gian: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Đến đây, du khách hành hương về với cội nguồn, dâng hương cầu bình an, sức khỏe và thành kính tri ân công đức của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Đền Thượng là nơi Vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng làm lễ cúng tế trời - đất để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh

Đền Thượng là nơi Vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng làm lễ cúng tế trời - đất để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh

Trước chùa Thiên Quang có tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Trước chùa Thiên Quang có tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Đền Trung thờ thần Núi, 18 đời Vua Hùng và 2 công chúa

Đền Trung thờ thần Núi, 18 đời Vua Hùng và 2 công chúa

Ở khu di tích, cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội

Ở khu di tích, cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội

Giếng cổ ở khu di tích

Giếng cổ ở khu di tích

Tham quan từ đền Hạ đến đền Trung và đền Thượng, du khách đi trên các bậc tam cấp ngoằn ngoèo đầy thú vị quanh núi

Tham quan từ đền Hạ đến đền Trung và đền Thượng, du khách đi trên các bậc tam cấp ngoằn ngoèo đầy thú vị quanh núi

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) ở Đền Hùng

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) ở Đền Hùng

Ở bất cứ lối đi nào trong khu di tích đều rợp bóng cây, không khí trong lành

Ở bất cứ lối đi nào trong khu di tích đều rợp bóng cây, không khí trong lành

MINH NGUYỆT (thực hiện)

Nguồn Phú Yên: http://baophuyen.vn/93/273059/ve-noi-nguon-coi.html