Vì đâu hai cụm kè chỉnh trị luồng tàu tan nát?
Hai cụm kè đoạn ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn xây dựng để chỉnh trị luồng đường thủy trên Hành lang đường số 1 bị biến mất hoặc xuống cấp.
Không chỉ thiệt hại tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy còn gây nguy hiểm cho phương tiện trong mùa mưa lũ...
Cấp phép làm cảng không biết có... cụm kè cũ
Ghi nhận của PV Báo Giao thông cuối tháng 6/2019, khu vực ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn (ngã ba Kèo, Hải Dương), một cảng thủy chuyên dụng của Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương cơ bản xây dựng xong. Thời gian tới, khi nhà máy này vận hành, giao thông thủy ở đây sẽ đông đúc hơn do có nhiều phương tiện thủy chuyên chở than, nguyên vật liệu cho nhà máy hoạt động.
Trước đó, tháng 9/2016 chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH JAKS Hải Dương được Cục ĐTNĐ Việt Nam chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy tại Km 24+550 bờ phải sông Kinh Thầy và lập khu neo đậu phương tiện thủy ở phía bờ trái. Việc xây dựng cảng thủy, lập vùng nước neo đậu phương tiện thủy là bình thường. Tuy nhiên, đáng nói, dự án này gây bất ngờ bởi khu vực được cấp phép làm cảng, vùng neo đậu phương tiện lại đúng cụm kè chỉnh trị đường thủy mà cơ quan cấp phép không hề hay biết.
Cụ thể, vị trí cấp phép bao gồm cả cụm kè Mặc Ngạn gồm có 8 kè (3 kè bờ trái, 4 kè bờ phải, 1 kè bảo vệ bờ trái), thuộc dự án nâng cấp đường thủy Quảng Ninh - Phả Lại, được đầu tư xây dựng năm 2000, duy tu năm 2009 và 2010 với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng, nhằm chỉnh trị luồng đường thủy, chống xói lở cho khu vực Km 23 - Km25 sông Kinh Thầy.
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, phải sau vài tháng thi công, các cơ quan trực tiếp quản lý mới biết được ở đây có cụm kè này. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án khẳng định, sau khi được Cục ĐTNĐ Việt Nam chấp thuận, đơn vị đã triển khai các bước xây dựng cảng bến theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thi công, cụm kè là những vật cản trở cho phương tiện giao thông qua lại, nên đề nghị Cục ĐTNĐ Việt Nam thanh thải để đảm bảo ATGT đường thủy. Tháng 5/2017, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc yêu cầu dự án tạm dừng thi công tại các vị trí được phát hiện có kè đường thủy.
Tuy nhiên, hiện tại, quan sát của PV, sau một thời gian, khu vực trên không còn thấy dấu hiệu tồn tại của hệ thống kè. Gần như toàn bộ kè đã bị sụt lún và chìm dưới lòng sông.
“Do việc khai thác cát trái phép, cụm kè bị sạt gần như toàn bộ nên không còn tác dụng. Bờ trái chỉ còn một mỏm kè; 4 kè bờ phải bị chìm dưới mặt nước tạo thành vật chướng ngại. Để đảm giao thông thủy trên tuyến, công ty đã triển khai 5 phao giới hạn luồng chạy tàu tại các vị trí kè bị sạt”, đại diện Công ty Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 nói về nguyên nhân cụm kè bị sạt lở.
Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, do kinh phí quản lý bảo trì những năm trước hạn hẹp nên cụm kè Mặc Ngạn không được duy tu, sửa chữa. Cùng với việc khu vực bị khai thác cát trái phép khiến cụm kè không còn nguyên trạng, không còn khả năng chỉnh trị, chống xói lở như ban đầu. Năm 2014, Cục ĐTNĐ Việt Nam đánh giá tài sản chỉ còn hơn 202 triệu đồng.
Cũng theo ghi nhận của PV, việc thi công nạo vét vùng nước lập khu neo đậu phương tiện thủy đang tạm dừng. Các cơ quan chức năng cũng chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến cụm kè Mặc Ngạn biến mất, song không loại trừ nguyên nhân do nạo vét cát trái phép trong quá trình thi công.
Ngày 4/5/2017, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc có văn bản yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công tạm dừng tại các vị trí có kè. Tuy vậy, trong văn bản gửi Ban ATGT tỉnh Hải Dương hơn chục ngày sau đó, chi cục này cho biết, khi kiểm tra hiện trường vẫn thấy các phương tiện thủy trọng tải 800-1.000 tấn nạo vét tại khu vực vùng nước xây dựng cảng, gây ảnh hưởng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông.
Kè mới cũng tan nát
Cách cụm kè cũ và cảng thủy Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương khoảng 500m, đúng ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn (ngã ba Kèo) hiện cũng có một cụm kè đường thủy khác được xây dựng giai đoạn 2012-2015 thuộc dự án WB6 để chỉnh trị luồng, cắt cong cua và tạo ra một luồng chạy tàu tắt từ sông Kinh Môn vào Kinh Thầy. Ghi nhận của PV, cụm kè này cũng đang ở trong tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng. Khi xây dựng, cụm kè này là một hệ thống cọc kè bê tông cốt thép dài hàng chục mét chạy bao quanh một đảo đất nhỏ có diện tích 5-6ha, phần đỉnh các cọc kè là tường bê tông nối liền các cọc.
Hiện, đảo đất nổi có khung kè bao vây đã bị sụt, trôi mất gần một nửa, kéo theo nhiều đoạn kè cũng đổ sụp xuống sông. Nặng nhất là phía gần bờ, được cắt cong để tạo thành luồng chạy tàu, khung kè vây đã bị đứt gãy rời thành các đoạn kè, trở thành các đoạn tường trên mặt nước, tạo thành chướng ngại vật “nhân tạo” trên đường thủy.
Ông Lê Huy Thăng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy nội địa cho biết, đảo đất này nối liền với bờ, sau đó dự án cắt phần sát bờ để tạo thành một luồng tàu đi từ sông Kinh Môn vào sông Kinh Thầy, đồng thời làm hệ thống kè vây để bảo vệ đảo, chỉnh trị luồng đường thủy khu vực. Dự án đã được bàn giao cho Cục ĐTNĐ Việt Nam quản lý, vận hành và đã hết thời hạn nhà thầu thi công bảo hành công trình.
Theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc, vào mùa lũ, bão hoặc thủy triều lên cao, nước sông dâng khiến hệ thống kè vây xung quanh đảo bị ngập, trong khi lưu tốc dòng chảy qua khu vực này rất xiên, xiết mạnh nên phương tiện thủy rất dễ đâm va vào cọc kè, tường vây. Thực tế từ năm 2017 đến nay xảy ra gần chục vụ tai nạn, trong đó một số vụ tàu đâm đổ các đoạn kè, mắc kẹt trên thân kè, có vụ hai phương tiện đâm nhau, chìm đắm ngay tại ngã ba.
Dù đã có hàng loạt vụ tai nạn đường thủy xảy ra, song đến nay chưa thấy cơ quan quản lý có giải pháp xử lý dứt điểm, cũng như đánh giá để thanh thải phần kè không còn tác dụng hoặc sửa chữa, khắc phục. Khu vực này mới chỉ được bố trí thêm báo hiệu hoặc điều tiết trong mùa mưa bão.
“Hiện, chưa có phương án xử lý dứt điểm đối với hệ thống kè tại đảo nổi nói trên. Nhằm bảo đảm ATGT đường thủy mùa mưa bão 2019 này, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã đồng ý cho tổ chức điều tiết, hướng dẫn giao thông đường thủy qua khu vực ngã ba Kèo. Thời điểm triển khai cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình, diễn biến thời tiết tại khu vực”, ông Nguyễn Văn Bán, Phó trưởng phụ trách Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết.Huy Lộc Hai cụm kè đoạn ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn được xây dựng để chỉnh trị luồng đường thủy trên Hành lang đường số 1 bị biến mất hoặc xuống cấp nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy còn gây nguy hiểm cho phương tiện trong mùa mưa lũ...
Cấp phép làm cảng không biết có... cụm kè cũ
Ghi nhận của PV Báo Giao thông cuối tháng 6/2019, khu vực ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn (ngã ba Kèo, Hải Dương), một cảng thủy chuyên dụng của Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương cơ bản xây dựng xong. Thời gian tới, khi nhà máy này vận hành, giao thông thủy ở đây sẽ đông đúc hơn do có nhiều phương tiện thủy chuyên chở than, nguyên vật liệu cho nhà máy hoạt động.
Trước đó, tháng 9/2016 chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH JAKS Hải Dương được Cục ĐTNĐ Việt Nam chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy tại Km 24+550 bờ phải sông Kinh Thầy và lập khu neo đậu phương tiện thủy ở phía bờ trái. Việc xây dựng cảng thủy, lập vùng nước neo đậu phương tiện thủy là bình thường. Tuy nhiên, đáng nói, dự án này gây bất ngờ bởi khu vực được cấp phép làm cảng, vùng neo đậu phương tiện lại đúng cụm kè chỉnh trị đường thủy mà cơ quan cấp phép không hề hay biết.
Cụ thể, vị trí cấp phép bao gồm cả cụm kè Mặc Ngạn gồm có 8 kè (3 kè bờ trái, 4 kè bờ phải, 1 kè bảo vệ bờ trái), thuộc dự án nâng cấp đường thủy Quảng Ninh - Phả Lại, được đầu tư xây dựng năm 2000, duy tu năm 2009 và 2010 với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng, nhằm chỉnh trị luồng đường thủy, chống xói lở cho khu vực Km 23 - Km25 sông Kinh Thầy.
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, phải sau vài tháng thi công, các cơ quan trực tiếp quản lý mới biết được ở đây có cụm kè này. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án khẳng định, sau khi được Cục ĐTNĐ Việt Nam chấp thuận, đơn vị đã triển khai các bước xây dựng cảng bến theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thi công, cụm kè là những vật cản trở cho phương tiện giao thông qua lại, nên đề nghị Cục ĐTNĐ Việt Nam thanh thải để đảm bảo ATGT đường thủy. Tháng 5/2017, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc yêu cầu dự án tạm dừng thi công tại các vị trí được phát hiện có kè đường thủy.
Tuy nhiên, hiện tại, quan sát của PV, sau một thời gian, khu vực trên không còn thấy dấu hiệu tồn tại của hệ thống kè. Gần như toàn bộ kè đã bị sụt lún và chìm dưới lòng sông.
“Do việc khai thác cát trái phép, cụm kè bị sạt gần như toàn bộ nên không còn tác dụng. Bờ trái chỉ còn một mỏm kè; 4 kè bờ phải bị chìm dưới mặt nước tạo thành vật chướng ngại. Để đảm giao thông thủy trên tuyến, công ty đã triển khai 5 phao giới hạn luồng chạy tàu tại các vị trí kè bị sạt”, đại diện Công ty Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7 nói về nguyên nhân cụm kè bị sạt lở.
Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, do kinh phí quản lý bảo trì những năm trước hạn hẹp nên cụm kè Mặc Ngạn không được duy tu, sửa chữa. Cùng với việc khu vực bị khai thác cát trái phép khiến cụm kè không còn nguyên trạng, không còn khả năng chỉnh trị, chống xói lở như ban đầu. Năm 2014, Cục ĐTNĐ Việt Nam đánh giá tài sản chỉ còn hơn 202 triệu đồng.
Cũng theo ghi nhận của PV, việc thi công nạo vét vùng nước lập khu neo đậu phương tiện thủy đang tạm dừng. Các cơ quan chức năng cũng chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến cụm kè Mặc Ngạn biến mất, song không loại trừ nguyên nhân do nạo vét cát trái phép trong quá trình thi công.
Ngày 4/5/2017, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc có văn bản yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công tạm dừng tại các vị trí có kè. Tuy vậy, trong văn bản gửi Ban ATGT tỉnh Hải Dương hơn chục ngày sau đó, chi cục này cho biết, khi kiểm tra hiện trường vẫn thấy các phương tiện thủy trọng tải 800-1.000 tấn nạo vét tại khu vực vùng nước xây dựng cảng, gây ảnh hưởng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông.
Kè mới cũng tan nát
Cách cụm kè cũ và cảng thủy Nhà máy Nhiệt điện Hải Dương khoảng 500m, đúng ngã ba sông Kinh Thầy - Kinh Môn (ngã ba Kèo) hiện cũng có một cụm kè đường thủy khác được xây dựng giai đoạn 2012-2015 thuộc dự án WB6 để chỉnh trị luồng, cắt cong cua và tạo ra một luồng chạy tàu tắt từ sông Kinh Môn vào Kinh Thầy. Ghi nhận của PV, cụm kè này cũng đang ở trong tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng. Khi xây dựng, cụm kè này là một hệ thống cọc kè bê tông cốt thép dài hàng chục mét chạy bao quanh một đảo đất nhỏ có diện tích 5-6ha, phần đỉnh các cọc kè là tường bê tông nối liền các cọc.
Hiện, đảo đất nổi có khung kè bao vây đã bị sụt, trôi mất gần một nửa, kéo theo nhiều đoạn kè cũng đổ sụp xuống sông. Nặng nhất là phía gần bờ, được cắt cong để tạo thành luồng chạy tàu, khung kè vây đã bị đứt gãy rời thành các đoạn kè, trở thành các đoạn tường trên mặt nước, tạo thành chướng ngại vật “nhân tạo” trên đường thủy.
Ông Lê Huy Thăng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường thủy nội địa cho biết, đảo đất này nối liền với bờ, sau đó dự án cắt phần sát bờ để tạo thành một luồng tàu đi từ sông Kinh Môn vào sông Kinh Thầy, đồng thời làm hệ thống kè vây để bảo vệ đảo, chỉnh trị luồng đường thủy khu vực. Dự án đã được bàn giao cho Cục ĐTNĐ Việt Nam quản lý, vận hành và đã hết thời hạn nhà thầu thi công bảo hành công trình.
Theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc, vào mùa lũ, bão hoặc thủy triều lên cao, nước sông dâng khiến hệ thống kè vây xung quanh đảo bị ngập, trong khi lưu tốc dòng chảy qua khu vực này rất xiên, xiết mạnh nên phương tiện thủy rất dễ đâm va vào cọc kè, tường vây. Thực tế từ năm 2017 đến nay xảy ra gần chục vụ tai nạn, trong đó một số vụ tàu đâm đổ các đoạn kè, mắc kẹt trên thân kè, có vụ hai phương tiện đâm nhau, chìm đắm ngay tại ngã ba.
Dù đã có hàng loạt vụ tai nạn đường thủy xảy ra, song đến nay chưa thấy cơ quan quản lý có giải pháp xử lý dứt điểm, cũng như đánh giá để thanh thải phần kè không còn tác dụng hoặc sửa chữa, khắc phục. Khu vực này mới chỉ được bố trí thêm báo hiệu hoặc điều tiết trong mùa mưa bão.
“Hiện, chưa có phương án xử lý dứt điểm đối với hệ thống kè tại đảo nổi nói trên. Nhằm bảo đảm ATGT đường thủy mùa mưa bão 2019 này, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã đồng ý cho tổ chức điều tiết, hướng dẫn giao thông đường thủy qua khu vực ngã ba Kèo. Thời điểm triển khai cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình, diễn biến thời tiết tại khu vực”, ông Nguyễn Văn Bán, Phó trưởng phụ trách Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết.
Nguồn ATGT: https://www.atgt.vn/vi-dau-hai-cum-ke-chinh-tri-luong-tau-tan-nat-d425990.html