Vì sao câu hỏi về tiền lương bị cấm ở Mỹ?

Lịch sử tiền lương được xem là vấn đề riêng tư của ứng viên. Vì thế, các nhà chức trách tại Mỹ đã yêu cầu doanh nghiệp không đặt câu hỏi về khía cạnh này trong cuộc phỏng vấn.

 Câu hỏi về mức thu nhập cũ có thể dẫn đến bất bình đẳng trong việc trả lương. Ảnh: Pexels.

Câu hỏi về mức thu nhập cũ có thể dẫn đến bất bình đẳng trong việc trả lương. Ảnh: Pexels.

Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) đã đưa ra một đề xuất trong tuần này liên quan đến việc cấm các nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về lịch sử tiền lương của họ và nó có thể ảnh hưởng đến 1,5 triệu vị trí, theo báo cáo của Axios.

Nhóm ủng hộ chia thù lao công bằng cho biết thắc mắc về mức thu nhập trong quá khứ có thể khiến người lao động bị thiệt thòi, cụ thể là phụ nữ và người da màu. Họ thường bị trả lương thấp bằng cách đề xuất số tiền dựa trên thu nhập trước đó và là nguyên nhân dẫn đến phân biệt đối xử.

Trung bình, nữ giới ở Mỹ nhận được 84 cent so với mỗi 1 USD trả cho đàn ông. Khoảng cách này ngày càng lớn đối với nhiều phụ nữ da màu.

Việc trả lương cho các công việc của chính phủ có xu hướng minh bạch hơn những khu vực tư nhân, theo CNBC.

Phần lớn cơ quan được nhà nước yêu cầu phải đăng mức lương khởi điểm trên các trang thông báo tuyển dụng.

Một số bảng mô tả vai trò cũng phải công khai toàn bộ phạm vi lương được liệt kê trên các vị trí ứng tuyển.

Thông qua đó, nhân sự sẽ biết phải đối chiếu quy trình và con đường thăng tiến như thế nào.

 Các nhà tuyển dụng ở nhiều nơi bị cấm hỏi về mức thu lao trước đây của ứng viên. Ảnh: Live Career.

Các nhà tuyển dụng ở nhiều nơi bị cấm hỏi về mức thu lao trước đây của ứng viên. Ảnh: Live Career.

Tuy nhiên, khoảng cách về giới tính vẫn tồn tại, theo báo cáo của OPM, với phụ nữ trong lực lượng lao động liên bang kiếm được trung bình 94 cent, thấp hơn nam giới 6%.

Mức chênh lệch ngày càng rõ ràng hơn với người da đen, cũng như cộng đồng bản địa, lần lượt là 15% và 27%.

Rob Shriver, phó giám đốc của OPM, hy vọng sẽ xóa bỏ tận gốc những bất bình đẳng trong lịch sử về tiền lương bên ngoài cơ quan nhà nước.

“Chúng tôi không muốn đưa những thứ đó vào chính phủ liên bang”, ông nói.

21 tiểu bang và 22 địa phương đã có luật cấm người sử dụng lao động hỏi về thu nhập trong quá khứ của ứng viên. Nhiều quy định khác cũng đang được thi hành, đặc biệt nếu những nỗ lực ở cấp liên bang tiến hành suôn sẻ.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn khi họ không bị yêu cầu tiết lộ mức lương trước đây trong các cuộc phỏng vấn việc làm.

Một bài báo vào tháng 4/2020 đã chỉ ra rằng thù lao của nữ giới tăng so với “cánh mày râu” ở các bang có lệnh cấm hỏi về lịch sử tiền lương.

Một bài viết khác từ năm 2021 đề xuất xóa bỏ tiền lệ này khỏi quy trình tuyển dụng để tránh xu hướng nhảy việc.

Khi doanh nghiệp không hỏi về thù lao cũ, họ sẽ có thêm thông tin để đánh giá ứng viên và mở rộng cơ hội cho những người lao động đủ tiêu chuẩn nhưng bị trả lương thấp trong quá khứ.

Tất nhiên, việc đưa ra thu nhập minh bạch sẽ không tự khắc phục được khoảng cách về tiền lương. OPM lưu ý một lý do quan trọng khiến số tiền giữa nam và nữ bị chênh lệch là do hai giới có khả năng làm những công việc ở phân cấp khác nhau.

Thảo Ngân

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/vi-sao-cau-hoi-ve-tien-luong-bi-cam-o-my-post1431662.html