Vì sao có loài cây chỉ mọc duy nhất một chiếc lá?

Cây một lá (Nervilia fordii) tại Việt Nam là một loài cây độc đáo với chỉ một chiếc lá hình trái tim.

Cây một lá thuộc họ Orchidaceae, có nhiều tên gọi khác nhau như thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, châu diệp, slam lài, bửa thoọc, bầu thoọc.

Cây một lá thuộc họ Orchidaceae, có nhiều tên gọi khác nhau như thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, châu diệp, slam lài, bửa thoọc, bầu thoọc.

 Cây một lá cao từ 10-20cm, thích ẩm, và thường mọc ở vùng núi đá vôi từ độ cao 600-1.500m.

Cây một lá cao từ 10-20cm, thích ẩm, và thường mọc ở vùng núi đá vôi từ độ cao 600-1.500m.

Lá của cây có hình tim tròn, màu xanh lá mạ, với gân lá hình chân vịt và đường kính 10-25cm.

Lá của cây có hình tim tròn, màu xanh lá mạ, với gân lá hình chân vịt và đường kính 10-25cm.

Cụm hoa của cây có cánh dài 20-30cm, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục.

Cụm hoa của cây có cánh dài 20-30cm, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục.

 Loài cây độc đáo này ra hoa vào tháng 3-5 và cho quả nang vào tháng 4-6.

Loài cây độc đáo này ra hoa vào tháng 3-5 và cho quả nang vào tháng 4-6.

Cây một lá được coi là cây thuốc quý với lá và rễ củ được sử dụng trong nhiều mục đích như thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, giải độc, làm dịu đau...

Cây một lá được coi là cây thuốc quý với lá và rễ củ được sử dụng trong nhiều mục đích như thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, giải độc, làm dịu đau...

Tuy nhiên, cây một lá đang đối mặt với nguy cơ suy giảm do việc khai thác quá mức, khiến cây này được đưa vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong "Sách Đỏ Việt Nam".

Tuy nhiên, cây một lá đang đối mặt với nguy cơ suy giảm do việc khai thác quá mức, khiến cây này được đưa vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong "Sách Đỏ Việt Nam".

Các nghiên cứu về nhân giống và bảo tồn đang được tiến hành để bảo vệ nguồn gene hiếm của cây một lá tại Lạng Sơn, Việt Nam.

Các nghiên cứu về nhân giống và bảo tồn đang được tiến hành để bảo vệ nguồn gene hiếm của cây một lá tại Lạng Sơn, Việt Nam.

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/vietnamdaily-relax/vi-sao-co-loai-cay-chi-moc-duy-nhat-mot-chiec-la-200363.html