Đàn ngỗng hoang thường bay theo đội hình “V” hoặc “xương cá” để tiết kiệm năng lượng trong các chuyến di cư dài. (Ảnh:Trí Thức VN)
Khi con ngỗng phía trước vỗ cánh, nó tạo ra luồng gió nâng nhẹ, giúp các con ngỗng phía sau lướt đi dễ dàng hơn.(Ảnh:Tiền Phong)
Đội hình này cho phép chúng tận dụng luồng không khí để giảm sức cản và tiết kiệm thể lực.(Ảnh:PLO)
Ngỗng liên tục phát ra âm thanh “quạc, quạc” để giao tiếp, giữ liên lạc và duy trì đội hình chặt chẽ.(Ảnh: Wikipedia)
Con ngỗng dẫn đầu là ngỗng giàu kinh nghiệm, còn chim non và yếu được bảo vệ ở giữa đội hình.(Ảnh: DVNN)
Việc bay theo bầy giúp đàn ngỗng phòng thủ tốt hơn trước kẻ thù trong suốt hành trình.(Ảnh: DVNN)
Những con ngỗng bay đơn độc sẽ đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao hơn và khó vượt qua quãng đường dài.(Ảnh: DVNN)
Nhờ tinh thần bầy đàn và khả năng hợp tác, đàn ngỗng hoàn thành cuộc di cư kéo dài hàng nghìn cây số đầy gian nan.(Ảnh: DVNN)
Mời quý độc giả xem thêm video: Những khoảnh khắc động vật "lớn đùng" vẫn bám mẹ.
Thiên Trang (th)