Vì sao Iran đừng mơ chạm tới tiêm kích Su-30 Nga và J-10C Trung Quốc?

Mỹ đe dọa cô lập Trung Quốc và Nga tại Liên Hợp Quốc để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran; Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, Iran sẽ không bao giờ có được các chiến đấu cơ tiên tiến từ Nga và Trung Quốc, bởi chúng đe dọa lợi ích của nước Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực.

Theo nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015, lệnh cấm vận vũ khí từ năm 2002 đối với Iran sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên Mỹ luôn ủng hộ việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran, bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc và Iran. Ảnh: Mỹ đề xuất HĐBA LHQ gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran (Ảnh: Reuters).

Theo nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015, lệnh cấm vận vũ khí từ năm 2002 đối với Iran sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên Mỹ luôn ủng hộ việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran, bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc và Iran. Ảnh: Mỹ đề xuất HĐBA LHQ gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran (Ảnh: Reuters).

Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Iran, Brian Hook trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Anh Reuters vào tối ngày 23/6, đã đe dọa cô lập Trung Quốc và Nga, nếu ngăn cản Mỹ mở rộng lệnh cấm vũ khí đối với Iran, khi ông nói rằng: Trung Quốc và Nga sẽ bị "cô lập tại Liên Hợp Quốc". Ảnh: Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook. (Nguồn: ARN).

Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Iran, Brian Hook trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Anh Reuters vào tối ngày 23/6, đã đe dọa cô lập Trung Quốc và Nga, nếu ngăn cản Mỹ mở rộng lệnh cấm vũ khí đối với Iran, khi ông nói rằng: Trung Quốc và Nga sẽ bị "cô lập tại Liên Hợp Quốc". Ảnh: Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook. (Nguồn: ARN).

Vào ngày 24/6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về vấn đề này. Tại cuộc họp kín, Hook và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Kraft, đã yêu cầu 15 thành viên của Hội đồng Bảo an, ủng hộ dự thảo nghị quyết mở rộng lệnh cấm vận của Mỹ. Ảnh: Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Kraft (Ảnh: Reuters).

Vào ngày 24/6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về vấn đề này. Tại cuộc họp kín, Hook và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Kraft, đã yêu cầu 15 thành viên của Hội đồng Bảo an, ủng hộ dự thảo nghị quyết mở rộng lệnh cấm vận của Mỹ. Ảnh: Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Kraft (Ảnh: Reuters).

Cũng vào ngày 24/6, Mỹ đã phân phát dự thảo này cho 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ. Dự thảo sẽ cấm Iran bán, cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí hoặc các vật liệu liên quan; đồng thời cấm các quốc gia khác bán, cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí hoặc các tài liệu liên quan cho Iran, trừ khi được Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận.

Cũng vào ngày 24/6, Mỹ đã phân phát dự thảo này cho 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ. Dự thảo sẽ cấm Iran bán, cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí hoặc các vật liệu liên quan; đồng thời cấm các quốc gia khác bán, cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí hoặc các tài liệu liên quan cho Iran, trừ khi được Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận.

Theo quy định của Hội đồng Bảo an, nghị quyết này cần tối thiểu 9 phiếu thuận và yêu cầu Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp không được phủ quyết để thông qua.

Theo quy định của Hội đồng Bảo an, nghị quyết này cần tối thiểu 9 phiếu thuận và yêu cầu Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp không được phủ quyết để thông qua.

Vào ngày 24/6, sau khi Hook và Kraft báo cáo với Hội đồng Bảo an, một nhà ngoại giao Trung Quốc yêu cầu được dấu tên nói: "Không thể thông qua dự thảo, vì dự thảo nghị quyết của Mỹ về cơ bản là tiếp tục chính sách áp lực của Mỹ đối với Iran; do vậy không có giá trị hoặc cơ sở để thảo luận". Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc mà Iran có thể mua.

Vào ngày 24/6, sau khi Hook và Kraft báo cáo với Hội đồng Bảo an, một nhà ngoại giao Trung Quốc yêu cầu được dấu tên nói: "Không thể thông qua dự thảo, vì dự thảo nghị quyết của Mỹ về cơ bản là tiếp tục chính sách áp lực của Mỹ đối với Iran; do vậy không có giá trị hoặc cơ sở để thảo luận". Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc mà Iran có thể mua.

Vào ngày 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã viết trên trang Tweet cá nhân: "Nếu lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran hết hạn vào tháng 10 tới, Iran sẽ có thể mua máy bay chiến đấu Su-30 của Nga hay J-10 của Trung Quốc. Với những chiếc máy bay chiến đấu cực kỳ nguy hiểm này, châu Âu và châu Á có thể trở thành mục tiêu của Iran và Mỹ sẽ không bao giờ để điều này xảy ra". Ảnh: Ngoại trưởng Mike Pompeo (Ảnh: Getty).

Vào ngày 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã viết trên trang Tweet cá nhân: "Nếu lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran hết hạn vào tháng 10 tới, Iran sẽ có thể mua máy bay chiến đấu Su-30 của Nga hay J-10 của Trung Quốc. Với những chiếc máy bay chiến đấu cực kỳ nguy hiểm này, châu Âu và châu Á có thể trở thành mục tiêu của Iran và Mỹ sẽ không bao giờ để điều này xảy ra". Ảnh: Ngoại trưởng Mike Pompeo (Ảnh: Getty).

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng nói thẳng rằng, nếu LHQ không gia hạn lệnh cấm vận, Mỹ sẽ khởi động lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, theo quy trình đã được thỏa thuận trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nhưng trớ trêu thay, Mỹ đã tự ý rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga mà rất có thể Iran đang đàm phán mua.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng nói thẳng rằng, nếu LHQ không gia hạn lệnh cấm vận, Mỹ sẽ khởi động lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, theo quy trình đã được thỏa thuận trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nhưng trớ trêu thay, Mỹ đã tự ý rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga mà rất có thể Iran đang đàm phán mua.

Ngoại trưởng Pompeo còn khẳng định sẽ tiếp tục chính sách "gây áp lực tối đa" nhằm vào Iran, bằng các lệnh trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp luyện kim của Tehran. Được biết, có ít nhất 4 công ty thép của Iran nằm trong danh sách trừng phạt lần này, cùng với đó là các đơn vị, tổ chức có mối quan hệ làm ăn với các công ty trên. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga (ảnh: Russia MoD).

Ngoại trưởng Pompeo còn khẳng định sẽ tiếp tục chính sách "gây áp lực tối đa" nhằm vào Iran, bằng các lệnh trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp luyện kim của Tehran. Được biết, có ít nhất 4 công ty thép của Iran nằm trong danh sách trừng phạt lần này, cùng với đó là các đơn vị, tổ chức có mối quan hệ làm ăn với các công ty trên. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga (ảnh: Russia MoD).

Một số báo cáo của Lầu Năm Góc đã chỉ ra rằng, Iran đang tìm hiểu các loại máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc, hiện đang được xuất khẩu; ngoài ra còn cả các hệ thống phòng không tiên tiến. Ảnh: Bán kính tác chiến của J-10C và Su-30SM từ các căn cứ của Iran (Ảnh: SecPompeo).

Một số báo cáo của Lầu Năm Góc đã chỉ ra rằng, Iran đang tìm hiểu các loại máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc, hiện đang được xuất khẩu; ngoài ra còn cả các hệ thống phòng không tiên tiến. Ảnh: Bán kính tác chiến của J-10C và Su-30SM từ các căn cứ của Iran (Ảnh: SecPompeo).

Theo giới quan sát, Mỹ khó có thể gia hạn lệnh vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran, bởi đề xuất của Washington chắc chắn sẽ bị Nga và Trung Quốc bác bỏ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không dễ dàng bỏ cuộc. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc.

Theo giới quan sát, Mỹ khó có thể gia hạn lệnh vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran, bởi đề xuất của Washington chắc chắn sẽ bị Nga và Trung Quốc bác bỏ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không dễ dàng bỏ cuộc. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc.

Trước đó vào đầu tháng 6, Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã viết thư cho 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an và cả Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, để phản đối yêu cầu gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran mà Mỹ đề xuất. Ảnh: Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov (Ảnh: Reuters).

Trước đó vào đầu tháng 6, Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã viết thư cho 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an và cả Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, để phản đối yêu cầu gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran mà Mỹ đề xuất. Ảnh: Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov (Ảnh: Reuters).

Các chuyên gia quân sự đánh giá, Iran sẽ dồn nguồn lực để mua tiêm kích Su-30 (nhiều khả năng là biến thể Su-30SM) của Nga hơn là J-10 từ Trung Quốc. Điều này cơ bản xuất phát từ việc Tehran cần tới một chiến đấu cơ hạng nặng đa năng, có khả năng thực hiện mọi loại nhiệm vụ trên không; đây là điều mà máy bay Trung Quốc không làm được. Ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30SM của Không quân Nga hoạt động ở Syria (Ảnh: Sputnik).

Các chuyên gia quân sự đánh giá, Iran sẽ dồn nguồn lực để mua tiêm kích Su-30 (nhiều khả năng là biến thể Su-30SM) của Nga hơn là J-10 từ Trung Quốc. Điều này cơ bản xuất phát từ việc Tehran cần tới một chiến đấu cơ hạng nặng đa năng, có khả năng thực hiện mọi loại nhiệm vụ trên không; đây là điều mà máy bay Trung Quốc không làm được. Ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30SM của Không quân Nga hoạt động ở Syria (Ảnh: Sputnik).

Nếu được sở hữu máy bay Su-30SM, sẽ mang lại cho không quân Iran năng lực tấn công tầm xa (bán kính chiến đấu hơn 3.000km); với 8 tấn vũ khí dẫn đường tiên tiến cho mỗi chiếc máy bay, cho phép họ tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương từ nhiều độ cao.

Nếu được sở hữu máy bay Su-30SM, sẽ mang lại cho không quân Iran năng lực tấn công tầm xa (bán kính chiến đấu hơn 3.000km); với 8 tấn vũ khí dẫn đường tiên tiến cho mỗi chiếc máy bay, cho phép họ tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương từ nhiều độ cao.

Su-30SM còn có năng lực chiếm ưu thế trên không, với khả năng cơ động cực tốt; nó có thể mang theo 12 tên lửa không đối không, có các cảm biến mạnh mẽ phát hiện đối phương cả trong và ngoài tầm nhìn. Su-30SM được cho là hoàn toàn có thể đối đầu với mọi dòng tiêm kích phương Tây, có lẽ chỉ trừ F-22, loại tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.

Su-30SM còn có năng lực chiếm ưu thế trên không, với khả năng cơ động cực tốt; nó có thể mang theo 12 tên lửa không đối không, có các cảm biến mạnh mẽ phát hiện đối phương cả trong và ngoài tầm nhìn. Su-30SM được cho là hoàn toàn có thể đối đầu với mọi dòng tiêm kích phương Tây, có lẽ chỉ trừ F-22, loại tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.

Video Giải mã vũ khí Iran bắn hạ máy bay "vô địch thế giới" của Mỹ - Nguồn: VTC News

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-iran-dung-mo-cham-toi-tiem-kich-su-30-nga-va-j-10c-trung-quoc-1401799.html