Vì sao nhân loại muôn đời không thể giải mã cái chết của Napoleon?

Khi lưu đày tại đảo Saint Helena, hoàng đế Napoleon của Pháp qua đời, thọ 51 tuổi. Sau đó, dù đã khám nghiệm tử thi và xác định nguyên nhân tử vong là ung thư dạ dày nhưng cái chết của Napoleon vẫn để lại bí ẩn lớn.

 Hoàng đế Napoleon của Pháp là một trong những vị tướng tài ba nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới. Ông đã chỉ huy quân đội Pháp giành được nhiều chiến thắng vang đội ở châu Âu. Tuy nhiên, vị hoàng đế lỗi lạc của Pháp có thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815.

Hoàng đế Napoleon của Pháp là một trong những vị tướng tài ba nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới. Ông đã chỉ huy quân đội Pháp giành được nhiều chiến thắng vang đội ở châu Âu. Tuy nhiên, vị hoàng đế lỗi lạc của Pháp có thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815.

Sau thất bại này, hoàng đế Napoleon thoái vị và phải đi lưu đày ở hòn đảo Saint Helena hoang vắng ở Đại Tây Dương. Waterloo trở thành trận chiến cuối cùng trong sự nghiệp nhà binh của Napoleon.

Sau thất bại này, hoàng đế Napoleon thoái vị và phải đi lưu đày ở hòn đảo Saint Helena hoang vắng ở Đại Tây Dương. Waterloo trở thành trận chiến cuối cùng trong sự nghiệp nhà binh của Napoleon.

Từng là hoàng đế danh chấn thiên hạ, Napoleon sống lặng lẽ trong những năm tháng cuối đời trên đảo Saint Helena. Vào năm 1821, ông qua đời.

Từng là hoàng đế danh chấn thiên hạ, Napoleon sống lặng lẽ trong những năm tháng cuối đời trên đảo Saint Helena. Vào năm 1821, ông qua đời.

Sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi diễn ra nhằm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Napoleon. Bác sĩ Francesco Antommarchi đã tiến hành kiểm tra tỉ mỉ và cuối cùng đi đến kết luận rằng ung thư dạ dày là nguyên nhân khiến ông hoàng một thời của Pháp qua đời.

Sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi diễn ra nhằm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Napoleon. Bác sĩ Francesco Antommarchi đã tiến hành kiểm tra tỉ mỉ và cuối cùng đi đến kết luận rằng ung thư dạ dày là nguyên nhân khiến ông hoàng một thời của Pháp qua đời.

Thế nhưng, những năm sau đó, một số đồn đoán xuất hiện cho rằng, Napoleon không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Thay vào đó, ông có thể đã bị đầu độc hoặc bị sát hại.

Thế nhưng, những năm sau đó, một số đồn đoán xuất hiện cho rằng, Napoleon không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Thay vào đó, ông có thể đã bị đầu độc hoặc bị sát hại.

Những đồn đoán này càng thu hút sự chú ý của công chúng hơn khi vào năm 1961, dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon.

Những đồn đoán này càng thu hút sự chú ý của công chúng hơn khi vào năm 1961, dấu vết thạch tín bất ngờ được tìm thấy trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon.

Từ đây, nhiều người nghi ngờ Napoleon có thể đã bị kẻ thù đầu độc bằng thạch tín. Dù ông đã thất bại và phải đi lưu đày ở Saint Helena nhưng một số người vẫn coi ông là mối nguy hiểm. Không ai có thể dám chắc Napoleon không có cơ hội "trở mình", lấy lại quyền lực như xưa. Vậy nên, kẻ thù của Napoleon có thể đã hạ độc giết chết ông để có thể yên tâm ngủ ngon giấc.

Từ đây, nhiều người nghi ngờ Napoleon có thể đã bị kẻ thù đầu độc bằng thạch tín. Dù ông đã thất bại và phải đi lưu đày ở Saint Helena nhưng một số người vẫn coi ông là mối nguy hiểm. Không ai có thể dám chắc Napoleon không có cơ hội "trở mình", lấy lại quyền lực như xưa. Vậy nên, kẻ thù của Napoleon có thể đã hạ độc giết chết ông để có thể yên tâm ngủ ngon giấc.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra, vào thời kỳ Napoleon sinh sống, thạch tín xuất hiện trong nhiều vật liệu sử dụng hàng ngày như giấy dán tường. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài thì Napoleon có thể nhiễm độc thạch tín.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra, vào thời kỳ Napoleon sinh sống, thạch tín xuất hiện trong nhiều vật liệu sử dụng hàng ngày như giấy dán tường. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài thì Napoleon có thể nhiễm độc thạch tín.

Các nhà khoa học tại Đại học Tây Nam Texas cho rằng, không phải thạch tín mà chính chảy máu dạ dày mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Napoleon.

Các nhà khoa học tại Đại học Tây Nam Texas cho rằng, không phải thạch tín mà chính chảy máu dạ dày mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Napoleon.

Đến nay, những đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Napoleon vẫn chưa chấm dứt. Theo đó, cái chết của ông vẫn là chủ đề được giới khoa học quan tâm với hy vọng sẽ sớm tìm ra lời giải khoa học nhất.

Đến nay, những đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Napoleon vẫn chưa chấm dứt. Theo đó, cái chết của ông vẫn là chủ đề được giới khoa học quan tâm với hy vọng sẽ sớm tìm ra lời giải khoa học nhất.

Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nhan-loai-muon-doi-khong-the-giai-ma-cai-chet-cua-napoleon-1774651.html