Vì sao phụ nữ Nhật Bản ngại kết hôn?
Hiện nay, nhiều phụ nữ Nhật Bản ngoài 30 tuổi vẫn lựa chọn cuộc sống độc thân. Vì gánh nặng tài chính, áp lực công việc hay không có thời gian tìm hiểu đối phương?
Một đám đông những người độc thân lúng túng quanh bàn hội nghị, trao đổi những cuộc nói chuyện nhỏ và CV trong nỗ lực tìm kiếm bạn đời. Tất cả đều có bố mẹ đi cùng.
Một người phụ nữ 38 tuổi, từ chối cho biết tên của mình, nói rằng cô ấy đã không đủ can đảm để tìm một người bạn đời và rời xa mẹ mình, người đã cùng cô ấy đến bữa tiệc mai mối.
“Tôi không có nhiều cơ hội tốt để gặp ai đó. Tại nơi làm việc của tôi có rất nhiều phụ nữ và không có nhiều đàn ông” – Cô giải thích.
Theo một số liệu của chính phủ, khoảng 1/4 người Nhật từ 20 đến 49 tuổi là độc thân.
Trong khi những người ở độ tuổi này thường xuyên bày tỏ mong muốn kết hôn nhưng thái độ xã hội lỗi thời và áp lực kinh tế ngày càng tăng khiến việc này ngày càng khó khăn hơn.
Giáo sư xã hội học Masahiro Yamada từ Đại học Chuo, Tokyo nói rằng những người độc thân sống cùng cha mẹ ít áp lực tìm bạn đời hơn. Họ nghĩ rằng thật lãng phí thời gian để có một mối quan hệ với một người không đáp ứng được điều kiện của họ.
Một người đàn ông 74 tuổi trong bữa tiệc đang tích cực tìm cô dâu phù hợp cho đứa con trai 46 tuổi của mình.
Ông chia sẻ: “Con trai tôi là một người bán hàng, giỏi giao tiếp với khách hàng nhưng lại do dự khi nói đến phụ nữ. Vì quá bận rộn với công việc nên con trai tôi không có thời gian đi tìm một nửa của đời mình”.
Shigeki Matsuda, một giáo sư xã hội học tại Đại học Chukyo cho biết: “Phụ nữ Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm những người đàn ông có trình độ học vấn và việc làm ổn định với mức lương cao hơn họ.
Bằng chứng là, trong những bữa tiệc mai mối, phụ nữ thường có xu hướng tiếp cận, trao đổi thông tin với nhóm người đàn ông có thu nhập cao nhất”.
Chuyên gia Yam Yamada nói: “Tỷ lệ đàn ông và phụ nữ chưa kết hôn sẽ không thay đổi trừ khi có nhiều phụ nữ chấp nhận kết hôn với những người đàn ông có thu nhập thấp hơn mình”.
Theo thống kê của Bộ Lao động, kể từ đầu những năm 1990, tỷ lệ nhân viên không có việc làm cố định đã tăng từ 15% đến khoảng 40%.
Shuchiro Sekine, người đứng đầu một công đoàn đại diện cho lao động hợp đồng nói: “Mức thu nhập thấp hơn và sự gia tăng số lượng công việc, nỗi sợ bị sa thải bất cứ lúc nào khiến mọi người không nghĩ đến việc lập gia đình sớm.
Ngay cả khi những người lao động này hy vọng tìm được người phù hợp, với gánh nặng tài chính, họ ít có cơ hội tiến đến hẹn hò và hôn nhân”.
Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/vi-sao-phu-nu-nhat-ban-ngai-ket-hon-d157245.html