Vì sao phương Tây không muốn Ukraine tự do sử dụng tên lửa tầm xa?

Phương Tây vẫn cần giữ lại quan hệ với Nga và tránh để cuộc xung đột ở Đông Âu rơi vào thế mất kiểm soát, nên họ không cho phép Ukraine tự do sử dụng tên lửa tầm xa.

Truyền thông Ukraine gần đây nhắc nhiều đến việc quân đội nước này không thể sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tự do tấn công các mục tiêu, do bị chính phương Tây cấm đoán.

Truyền thông Ukraine gần đây nhắc nhiều đến việc quân đội nước này không thể sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tự do tấn công các mục tiêu, do bị chính phương Tây cấm đoán.

Kyiv rất mong đợi cuộc họp mới đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ gỡ bỏ điều này.

Kyiv rất mong đợi cuộc họp mới đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ gỡ bỏ điều này.

Tuy vậy, Washington cũng như London chưa thay đổi chính sách của mình. Vậy tại sao Mỹ và Anh lại buộc Ukraine phải ở trong tình trạng trên? Câu trả lời đã được tạp chí The Economist của Anh đưa ra.

Tuy vậy, Washington cũng như London chưa thay đổi chính sách của mình. Vậy tại sao Mỹ và Anh lại buộc Ukraine phải ở trong tình trạng trên? Câu trả lời đã được tạp chí The Economist của Anh đưa ra.

Như ấn phẩm này viết, Ukraine hiện chỉ có thể huy động máy bay không người lái và tên lửa sản xuất trong nước cho chiến sự.

Như ấn phẩm này viết, Ukraine hiện chỉ có thể huy động máy bay không người lái và tên lửa sản xuất trong nước cho chiến sự.

Mỹ đã liên tục từ chối cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo ATACMS và tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP do Mỹ, Anh, Pháp cung cấp, chống lại các mục tiêu trên đất Nga.

Mỹ đã liên tục từ chối cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo ATACMS và tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP do Mỹ, Anh, Pháp cung cấp, chống lại các mục tiêu trên đất Nga.

Trong những tháng gần đây, một số quan chức cho rằng chính quyền Mỹ không muốn gây nguy hiểm cho việc “khởi động lại” mối quan hệ với Moskva trong tương lai.

Trong những tháng gần đây, một số quan chức cho rằng chính quyền Mỹ không muốn gây nguy hiểm cho việc “khởi động lại” mối quan hệ với Moskva trong tương lai.

Tuy nhiên theo các nhà phân tích đến từ Tạp chí Economist thì cần phải nhìn nhận những gì đang diễn ra từ một góc độ khác biệt hoàn toàn.

Tuy nhiên theo các nhà phân tích đến từ Tạp chí Economist thì cần phải nhìn nhận những gì đang diễn ra từ một góc độ khác biệt hoàn toàn.

Rõ ràng lợi ích của Washington và Kyiv hoàn toàn trái ngược nhau dù họ là cộng sự thân thiết. Điều gì tốt cho nước Mỹ ? Đó là sự ổn định chính trị, an ninh năng lượng và một thị trường hydrocarbon ít biến động, tất cả những điều này đều phụ thuộc vào Nga.

Rõ ràng lợi ích của Washington và Kyiv hoàn toàn trái ngược nhau dù họ là cộng sự thân thiết. Điều gì tốt cho nước Mỹ ? Đó là sự ổn định chính trị, an ninh năng lượng và một thị trường hydrocarbon ít biến động, tất cả những điều này đều phụ thuộc vào Nga.

Trong khi đó có vẻ như mong muốn sử dụng vũ khí tầm xa không giới hạn của Kyiv sẽ đặt ra câu hỏi về lợi ích của Mỹ, đặc biệt nếu phát sinh tình huống leo thang không kiểm soát được.

Trong khi đó có vẻ như mong muốn sử dụng vũ khí tầm xa không giới hạn của Kyiv sẽ đặt ra câu hỏi về lợi ích của Mỹ, đặc biệt nếu phát sinh tình huống leo thang không kiểm soát được.

Vì vậy Mỹ đang hành động một cách thực dụng khi giúp đỡ Ukraine tích cực nhưng không để nước này vượt quá giới hạn nhằm tránh khả năng Moskva nghĩ đến điều tồi tệ nhất, sẽ không có lợi cho bản thân nước Mỹ.

Vì vậy Mỹ đang hành động một cách thực dụng khi giúp đỡ Ukraine tích cực nhưng không để nước này vượt quá giới hạn nhằm tránh khả năng Moskva nghĩ đến điều tồi tệ nhất, sẽ không có lợi cho bản thân nước Mỹ.

Và đây có lẽ là lựa chọn dễ dàng nhất đối với Tổng thống Mỹ - người theo đuổi lợi ích cho đất nước của mình, thay vì giúp Ukraine đạt được lợi thế trên chiến trường bằng một mức giá quá cao mà Washington phải trả.

Và đây có lẽ là lựa chọn dễ dàng nhất đối với Tổng thống Mỹ - người theo đuổi lợi ích cho đất nước của mình, thay vì giúp Ukraine đạt được lợi thế trên chiến trường bằng một mức giá quá cao mà Washington phải trả.

Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng hành động của phương Tây vẫn đang tuân thủ chiến lược đề ra từ đầu, đó là để cuộc chiến diễn biến một cách từ từ và quyết định cho phép sử dụng vũ khí tầm xa sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới.

Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng hành động của phương Tây vẫn đang tuân thủ chiến lược đề ra từ đầu, đó là để cuộc chiến diễn biến một cách từ từ và quyết định cho phép sử dụng vũ khí tầm xa sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vi-sao-phuong-tay-khong-muon-ukraine-tu-do-su-dung-ten-lua-tam-xa-post589785.antd