Vào cuối thế kỷ 19, vũ khí của quân triều đình nhà Thanh không hề kém cạnh quân đội các nhiệm vụ phương Tây; thậm chí trong chiến tranh Trung-Nhật, vũ khí của quân Thanh thậm chí còn tốt hơn cả quân đội Nhật Bản khi đó. Ảnh: Quân đội nhà Thanh - Nguồn: Wikipedia.
Trong tài liệu của Bộ tham mưu liên quân của Mỹ khi đó đánh giá, sức mạnh quân sự của Quân đội Nhà Thanh đứng trong top ba thế giới, các quan đại thần nhà Thanh cũng tự hào về điều đó, từng viết trong bia kỷ niệm: "Thời nhà Thanh có rất nhiều súng ống hiện đại". Ảnh: Hải quân nhà Thanh trên tàu chiến Haiqi, tất cả đều dùng súng trường Mauser - Nguồn: Wikipedia.
Trước Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, quân Thanh đã cơ bản hoàn thành việc hiện đại hóa quân đội; trừ các tiểu đoàn địa phương, trang bị vũ khí cho quân chính quy đều là loại hiện đại và được trang bị với số lượng lớn, sánh ngang với các đế quốc châu Âu lúc bấy giờ. Ảnh: Đội nghi lễ Quân đội nhà Thanh - Nguồn: Wikipedia.
Đặc biệt nhà Thanh rất quan tâm đến vũ khí tối tân của nước ngoài; năm 1874, Lý Hồng Chương (1823-1901, là một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao nổi tiếng của triều đình nhà Thanh) đã mua hàng chục khẩu súng máy đa nòng Gatling, thứ được coi vũ khí giết người hàng loạt khi đó. Ảnh: Súng máy Gatling - Nguồn: Wikipedia.
Vào năm 1884, Cục máy móc Kim Lăng của triều đình nhà Thanh bắt đầu "sao chép" súng máy Gatling, và trang bị rộng cho quân đội nước này. Điều thú vị là những món đồ nhái này đã được cải tiến với những đặc điểm rất riêng của Trung Quốc. Ảnh: Quân đội nhà Thanh với thử nghiệm súng máy Gatling - Nguồn: Wikipedia.
Súng máy Gatling do Trung Quốc sản xuất được gắn trên xe cút kít (hiện thường gọi là xe rùa) độc nhất vô nhị, nên một người có thể vận chuyển nó; đây có thể được mô tả là người đi tiên phong trong việc chế vũ khí "nhái" của Trung Quốc. Ảnh: Súng máy Gatling được Trung Quốc sao chép từ phương Tây - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra Cục sản xuất Jinling cũng đã sản xuất "nhái" một loại vũ khí nhiều nòng, loại súng này từng bị nhiều người nhầm lẫn với súng Gatling, nhưng thực chất là một khẩu hỏa lực trung đội Montigny 37 nòng, không phải súng Gatling, thậm chí không thể được coi là một khẩu súng máy thực sự. Ảnh: Khẩu Montigny 37 - Nguồn: Wikipedia.
Về vũ khí bộ binh, súng trường Mauser 1871 là loại súng trường đầu tiên sử dụng tiếp đạn bằng kẹp và khóa nòng then ngang, được Quân đội nhà Thanh trang bị với số lượng lớn. Lô bán vũ khí của Mauser cho Trung Quốc cũng là thương vụ lớn nhất của Mauser cho nước ngoài vào thời điểm đó. Ảnh: Súng trường Mauser 1871 - Nguồn: Wikipedia.
Để nhanh chóng thay đổi các loại vũ khí "năm cha - ba mẹ" trong Quân đội nhà Thanh khi đó, Lý Hồng Chương đã chỉ đạo Cục chế tạo Giang Nam kết hợp thiết kế của 2 mẫu súng trường Manlyxia và Mauser, để cho ra đời loại súng trường Quieli của Trung Quốc. Ảnh: Quân đội nhà Thanh với súng trường Mauser 1871 - Nguồn: Wikipedia.
Quieli là loại súng trường sử dụng đạn dùng thuốc súng không khói đầu tiên ở Trung Quốc, có băng đạn và có thể nạp nhanh. Tổng cộng đã có hơn hơn 11.600 khẩu Quieli đã được sản xuất và trang bị cho Quân đội nhà Thanh. Ảnh: Súng trường Quili được sao chép từ khẩu Manrexia - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ có súng trường Mauser, súng trường Remington của Mỹ khi đó cũng được Quân đội nhà Thanh trang bị. Khẩu Remington bắt đầu được sản xuất vào năm 1867 và kéo dài đến năm 1918. Đây là loại súng nạp đạn viên một, với độ chính xác, hoạt động tương đối tin cậy. Ảnh: Súng trường Remington 1867- Nguồn: Wikipedia.
Rất nhanh chóng, Cục sản xuất Thượng Hải bắt đầu bắt đầu sản xuất nhái khẩu Remington từ năm 1873, đến năm 1889 đã sản xuất hơn một triệu khẩu. Tuy nhiên súng do nhà Thanh sản xuất chất lượng kém, nhiều khẩu vỡ nòng, thậm chí cướp cò và "không chính xác lắm". Ảnh: Khóa nòng của khẩu Remington 1867 - Nguồn: Wikipedia.
Loại súng trường Martini của Anh, được trang bị trong Quân đội Anh từ năm 1871, đây là loại súng trường cỡ nòng lớn, nạp đạn theo kiểu đòn bẩy cũng được Cục Máy móc Sơn Đông và Cục Máy móc Tứ Xuyên, cả hai đều được sao chép và sản xuất. Nó được sử dụng trong Chiến tranh Trung-Pháp và Chiến tranh Trung-Nhật. Ảnh: Súng trường Martini - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra, quân Thanh còn được trang bị nhiều mẫu súng đòn bẩy Winchester 1866, còn được gọi là súng bắn nhanh bảy viên. Đặc điểm nổi bật nhất của súng trường Winchester 1866 là nguyên lý hoạt động của súng đòn bẩy. Trong thời đại mà nhiều quân đội vẫn đang sử dụng súng trường nạp đạn viên một, khẩu Winchester đã là "hỏa lực bán tự động." Ảnh: Súng đòn bẩy Winchester 1866 - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1866, Quân Thanh đã được trang bị khẩu Winchester 1866. Trong Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895, Winchester được trang bị cho lực lượng tinh nhuệ của quân Thanh, sử dụng trong trận hai bên đụng độ nhau ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: Súng đòn bẩy Winchester - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù đã thực hiện cải cách quân đội, nhưng khi đó Quân đội Nhật chỉ được trang bị súng trường Murata nạp đạn từng phát. Mặc dù trang bị hiện đại hơn quân Nhật, nhưng kết cục Quân đội triều đình phong kiến nhà Thanh đã đại bại dưới tay người Nhật. Ảnh: Súng trường Murata của Nhật Bản - Nguồn: Wikipedia.
Nguyên nhân thất bại là do chính con người, chứ không phải do vũ khí quyết định kết quả của một cuộc chiến tranh. Huấn luyện quân đội, yếu tố tinh thần và biên chế tổ chức đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả chiến đấu. Mặc dù thời nhà Thanh, được trang bị nhiều vũ khí tối tân, nhưng chất lượng tổng thể của binh lính còn kém xa so với trình độ chỉ huy của các sĩ quan. Ảnh: Pháo hạng nặng còn nguyên vẹn, bị quân Thanh bỏ rơi trong trận chiến với quân Nhật - Nguồn: Wikipedia.
So với quân đội nhà Thanh, đội quân của Nhật Bản được tổ chức theo quân đội phương Tây, không chỉ có kỷ luật quân sự nghiêm ngặt, được huấn luyện chuyên nghiệp mà còn có ý chí chiến đấu mạnh mẽ hơn. Quân Thanh về bản chất vẫn là quân đội phong kiến, chiến thuật, ý chí chiến đấu kém, nên thương vong, thất bại là điều tất yếu. Ảnh: Quân Nhật tấn công quân Thanh ở Triều Tiên - Nguồn: Wikipedia.
Video Tóm tắt nhanh chiến tranh Trung - Nhật - Nguồn: QPVN
Tiến Minh