Vì sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'?

Sao la được chọn làm linh vật cho SEA Games 31. Loài động vật này được chọn cực kỳ quý hiếm và được mệnh danh là 'kỳ lân châu Á'.

Được chọn làm linh vật cho SEA Games 31, Sao la (tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis) được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam vào năm 1992.

Được chọn làm linh vật cho SEA Games 31, Sao la (tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis) được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam vào năm 1992.

Sự kiện này được đánh giá là một trong những phát hiện về động vật quan trọng nhất thế kỷ 20, mang ý nghĩa lịch sử đối với ngành khoa học vì trong suốt 100 năm trước đó chỉ có tổng cộng 5 loài thú lớn được phát hiện.

Sự kiện này được đánh giá là một trong những phát hiện về động vật quan trọng nhất thế kỷ 20, mang ý nghĩa lịch sử đối với ngành khoa học vì trong suốt 100 năm trước đó chỉ có tổng cộng 5 loài thú lớn được phát hiện.

Với sự bí ẩn, quý hiếm và độc đáo, sao la là một trong những loài được chú trọng bảo tồn nhất trên thế giới, không chỉ đối với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) mà còn của nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế (trong đó tổ chức WWF đã và đang tập trung nỗ lực với sự ưu tiên cao nhất của chính phủ hai nước Việt Nam và Lào).

Với sự bí ẩn, quý hiếm và độc đáo, sao la là một trong những loài được chú trọng bảo tồn nhất trên thế giới, không chỉ đối với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) mà còn của nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế (trong đó tổ chức WWF đã và đang tập trung nỗ lực với sự ưu tiên cao nhất của chính phủ hai nước Việt Nam và Lào).

Loài sao la sống trong các khu rừng hẻo lánh thuộc dãy núi Trường Sơn dọc biên giới Việt Nam - Lào. Chúng rất khó tìm thấy, khó nhìn hay chụp ảnh được loài này. Nguyên do xuất phát từ việc sao la chỉ sống ở rừng sâu - những nơi con người ít đặt chân đến.

Loài sao la sống trong các khu rừng hẻo lánh thuộc dãy núi Trường Sơn dọc biên giới Việt Nam - Lào. Chúng rất khó tìm thấy, khó nhìn hay chụp ảnh được loài này. Nguyên do xuất phát từ việc sao la chỉ sống ở rừng sâu - những nơi con người ít đặt chân đến.

Theo các nhà khoa học WWF, ước tính số lượng sao la trong môi trường tự nhiên dao động trong khoảng từ 10 - 100 cá thể.

Theo các nhà khoa học WWF, ước tính số lượng sao la trong môi trường tự nhiên dao động trong khoảng từ 10 - 100 cá thể.

Một cuộc hội nghị của Liên minh Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) được tổ chức năm 2009 cho biết số lượng sao la “giảm đến chóng mặt” và loài này hiện vẫn được phân loại ở mức “cực kỳ nguy cấp (CR)” trong Sách đỏ của IUCN. Vấn nạn săn bắn trộm là nguyên nhân chính khiến sao la sụt giảm mạnh về số lượng trong những năm qua.

Một cuộc hội nghị của Liên minh Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) được tổ chức năm 2009 cho biết số lượng sao la “giảm đến chóng mặt” và loài này hiện vẫn được phân loại ở mức “cực kỳ nguy cấp (CR)” trong Sách đỏ của IUCN. Vấn nạn săn bắn trộm là nguyên nhân chính khiến sao la sụt giảm mạnh về số lượng trong những năm qua.

Đặc biệt, sao la được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Biệt danh này xuất phát từ những đặc điểm của loài này khá giống kỳ lân trong truyền thuyết của người châu Âu.

Đặc biệt, sao la được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Biệt danh này xuất phát từ những đặc điểm của loài này khá giống kỳ lân trong truyền thuyết của người châu Âu.

Cụ thể, kỳ lân châu Âu trong các tranh vẽ được khắc họa là một sinh vật huyền thoại. Nó được biết đến như là con ngựa trắng có một sừng trên trán hoặc có thể có hai cánh.

Cụ thể, kỳ lân châu Âu trong các tranh vẽ được khắc họa là một sinh vật huyền thoại. Nó được biết đến như là con ngựa trắng có một sừng trên trán hoặc có thể có hai cánh.

Một vài giai thoại khác mô tả kỳ lân có thêm chòm râu dê, đuôi sư tử và bộ móng xẻ guốc của trâu bò. Trong khi đó, sao la được phát hiện ở Việt Nam năm 1992 có các đặc điểm: 2 sừng dài, cong vuốt thẳng theo thân, sở hữu chòm râu dê bên dưới, họ móng guốc, thân hình có một số tương đồng với loài dê núi, một chút của bò và ngựa.

Một vài giai thoại khác mô tả kỳ lân có thêm chòm râu dê, đuôi sư tử và bộ móng xẻ guốc của trâu bò. Trong khi đó, sao la được phát hiện ở Việt Nam năm 1992 có các đặc điểm: 2 sừng dài, cong vuốt thẳng theo thân, sở hữu chòm râu dê bên dưới, họ móng guốc, thân hình có một số tương đồng với loài dê núi, một chút của bò và ngựa.

Thêm nữa, kỳ lân rất hiếm khi xuất hiện và bị con người nhìn thấy. Loài sao la cũng như vậy. Từ những đặc điểm khá tương đồng kể trên, sao la được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”.

Thêm nữa, kỳ lân rất hiếm khi xuất hiện và bị con người nhìn thấy. Loài sao la cũng như vậy. Từ những đặc điểm khá tương đồng kể trên, sao la được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-sao-la-duoc-menh-danh-la-ky-lan-chau-a-1690941.html