Dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ có lãnh thổ trải dài ở cả châu Á lẫn châu Âu khi chinh phục và sáp nhập nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ rộng lớn.
Chinh phục nhiều quốc gia rộng lớn và trù phú nhưng Thành Cát Tư Hãn không tấn công chinh phục Ấn Độ. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò lý do vì sao. Liên quan đến sự việc này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu nhằm giải mã sự việc.
Một quan điểm cho rằng sở dĩ Thành Cát Tư Hãn không tấn công xâm lược Ấn Độ là vì có liên quan đến một sinh vật bí ẩn tên là Lục Đoan.
Cụ thể, quân đội Mông Cổ từng tấn công xâm lược đế quốc Khawarezm - một quốc gia của người Turk thuộc đế chế Ba Tư.
Do thất bại, một số người của đế quốc Khawarezm tháo chạy sang Ấn Độ và Afghanistan. Thừa thắng xông lên, quân đội Mông Cổ truy đuổi tàn quân và chinh phục luôn hai vùng đất trên. Thành Cát Tư Hãn chỉ huy tướng sĩ tấn công Ấn Độ để sáp nhập vào lãnh thổ Mông Cổ.
Thế nhưng, tướng quân Gia Luật Sở Tài nói với Thành Cát Tư Hãn là nên dừng cuộc xâm lược Ấn Độ vì gặp một sinh vật bí ẩn tên là Lục Đoan trên đường tấn công nước này. Sinh vật này phát ra 4 tiếng "Nhữ Chúa Thảo Hoàn" (được hiểu là tuân theo mệnh trời thì hãy sớm rút lui).
Vì vậy, tướng quân Gia Luật khuyên Thành Cát Tư Hãn từ bỏ tham vọng chinh phục Ấn Độ để tránh làm nghịch ý trời dẫn đến kết cục bi thảm.
Ngoài sinh vật bí ẩn Lục Đoan, một nguyên do khác được cho là khiến Thành Cát Tư Hãn không xâm lược Ấn Độ là vì thời tiết ở nơi đây không thuận lợi cho cho quân đội Mông Cổ.
Trên thực tế, thời tiết Ấn Độ nắng nóng khiến cuộc hành quân của quân Mông Cổ gặp nhiều bất lợi. Thêm nữa, Ấn Độ có nhiều sông ngòi, hồ nước trong khi quân của Thành Cát Tư Hãn không có sở trường ở khu vực có địa hình như vậy.
Do có nhiều bất lợi trong cuộc chinh phục Ấn Độ nên đế chế Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn được cho là cuối cùng từ bỏ tham vọng chinh phục vùng đất này.
Video: Mông Cổ: Chơi xổ số để kiếm... suất học mẫu giáo cho con (nguồn: VTC1)
Tâm Anh (TH)