Vì sao trứng ngỗng khó ăn?
Trứng ngỗng có kích thước lớn và nặng gấp 4 lần trứng gà, gấp 3 lần trứng vịt tuy nhiên không những ít người ăn hơn mà số người bán trứng ngỗng ngoài chợ cũng ít hơn.
Ít trứng ngỗng
Ở nông thôn, một gia đình thường chỉ nuôi một con ngỗng, vì chi phí nuôi ngỗng tương đối cao, chu kỳ đẻ trứng tương đối dài, thân càng lớn thì thời gian càng dài. Một con gà đẻ một quả trứng trong một ngày, một con vịt đẻ một quả trứng trong 2 ngày, một con ngỗng mất 3 ngày để đẻ một quả trứng. Chu kỳ sinh sản của một con ngỗng chỉ khoảng nửa năm và nó có thể đẻ tổng cộng khoảng 60 quả trứng, sản lượng rất ít.
Giá trứng ngỗng cao
Thông thường, trứng gà giá chỉ khoảng 30.000 đồng/chục, trứng vịt đắt hơn một chút, nhưng không quá 50.000 đồng/chục. Nhưng trứng ngỗng thì khác, có nơi bán một quả trứng ngỗng với giá 50.000 đồng/quả, có thời điểm, giá trứng ngỗng lên tận 60.000 - 70.000 đồng/quả to.
Trứng ngỗng có mùi nồng
Mùi tanh của trứng tương đối ít, dù là hấp hay chiên, khi ăn bạn sẽ không cảm nhận được mùi tanh. Mùi tanh của trứng vịt nồng hơn một chút, sau khi muối chua bạn không còn cảm nhận được mùi tanh nữa. Tuy nhiên, mùi tanh của trứng ngỗng tương đối nồng, những người đã ăn qua nên biết rằng nhiều người không thể chấp nhận được.
Trứng ngỗng ăn bất tiện
So với trứng gà và trứng vịt, trứng ngỗng to hơn, vỏ dày hơn nhiều, vỏ trứng cũng bẩn, cần phải làm sạch trước khi ăn, không dễ vỡ và rất bất tiện khi ăn. Và có tương đối ít công thức làm món trứng ngỗng nên thứ mà mọi người thường ăn nhiều nhất là trứng gà và trứng vịt.
Trứng ngỗng không phải là loại thực phẩm bổ dưỡng nhất
Trứng ngỗng to, bổ dưỡng hơn trứng gà, trứng vịt?
Thực tế là không, hàm lượng protein trong mỗi 100 gam trứng ngỗng là 11,1 gam, không cao bằng trứng gà (13%). Hàm lượng chất béo trong trứng ngỗng đạt 15,6%, cao hơn trứng gà (8,8%) và trứng vịt (13%). Vì thế không cần phải trả giá cao để mua trứng ngỗng.
Tuy nhiên, dinh dưỡng của trứng ngỗng cũng đáng được công nhận khi chứa protein, lecithin, chất béo, vitamin A, canxi, sắt, selen và các thành phần khác, đồng thời có tác dụng bổ khí, chống cảm, dưỡng da.
Ăn trứng ngỗng như thế nào?
Trứng ngỗng chiên
Chuẩn bị trứng ngỗng, hành lá, tép tỏi, dầu hào, muối và dầu ăn.
Hành lá thái nhỏ, tép tỏi băm nhuyễn. Đập trứng ngỗng vào tô, một quả vừa đủ cho một đĩa, thêm một lượng muối thích hợp rồi dùng đũa trộn đều. Đổ một lượng dầu thích hợp vào nồi, đun nóng đến 80%, đổ trứng ngỗng vào chiên trên lửa cao một lúc.
Chiên trứng ngỗng trên lửa lớn cho đến khi chín vàng và phồng lên, chiên thành từng miếng lớn, cho hành, tỏi băm vào xào thơm, thêm lượng dầu hào vừa đủ, xào đều và thưởng thức.
Trứng ngỗng hấp
Chuẩn bị trứng ngỗng, nước ấm, nước tương và dầu mè.
Trứng ngỗng rửa sạch, đập ra tô, thêm một lượng muối thích hợp, dùng đũa khuấy đều, đổ vào tô nước ấm khuấy đều, dùng thìa hớt bọt rồi đổ vào một bát lớn.
Bọc màng bọc thực phẩm lại và dùng tăm chọc vài lỗ nhỏ. Đun sôi nước, cho bát trứng ngỗng vào hấp trên lửa lớn trong 10 phút, lấy ra khỏi nồi, thêm nước tương nhạt và dầu mè vào rồi dùng.
Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/vi-sao-trung-ngong-kho-an-d196874.html