Vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Tọa đàm 'Ứng phó với biến động thương mại toàn cầu - Vai trò đang lên của Việt Nam trong kết nối logistics và chuỗi cung ứng' vừa được tổ chức, đã công bố những số liệu cho thấy vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam ngày càng có vai trò lớn trongchuỗi cung ứng, khi 80% GDP liên quan đến ngoại thương. Riêng xuất khẩu, 120 tỷUSD là hàng điện tử và 60 - 70% số này được vận chuyển bằng đường hàng không dogiá trị cao và yêu cầu thời gian. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng thương mại điệntử dự kiến đạt 16 - 30% mỗi năm và 14 khu công nghiệp mới được công bố trongquý I càng củng cố vai trò mắt xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần của ViệtNam. “Việt Nam không chỉ đang nổi lên như một trung tâm logistics, mà còn trởthành đầu mối chiến lược cho tương lai chuỗi cung ứng Đông Nam Á”, một chuyêngia nước ngoài nhận định.
Trong chiến lược phát triển ngành logistics, Việt Nam có những “quả đấmthép” đã được cả thế giới biết đến. Đó là khu vực TP HCM cùng dự án sân bayLong Thành, làn sóng đầu tư vào hạ tầng giao thông gồm đường bộ cao tốc, đườngsắt cao tốc, cảng hàng không... TP HCM hiện đã trở thành “vùng siêu cảng” nhờcó 3 cảng biển lớn, gồm Cái Mép - Thị Vải, Cát Lái, dự án cảng trung chuyển quốctế Cần Giờ.
TP HCM, nơi có tiềm năng trở thành trungtâm trung chuyển của cả nước, thậm chí của châu Á, càng có tầm quan trọng hơn nưãkhi dự kiến năm 2026, sân bay quốc tế Long Thành được đưa vào vận hành, sẽ cótác động đáng kể đến năng lực hậu cần ngành hàng không. Một số chuyên gia đánhgiá hiện Việt Nam chủ yếu đóng vai trò là điểm đi và đến (origin &destination), chứ chưa thật sự trở thành điểm trung chuyển khu vực (aviationhub). Nhưng điều này có thể thay đổi nhờ sân bay Long Thành với công suất hànghóa 1,2 triệu tấn/năm và có thể đạt 5 triệu tấn khi hoàn thiện.
Tất nhiên, để thực sự trở thành trung tâmlogistics khu vực và thế giới, chúng ta cần vượt qua một số thách thức. Đó làchi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 16 - 17% GDP, còn cao hơn so vơímặt bằng chung của khu vực (13%). Việc giảm chi phí logistics là điều cần xemxét thúc đẩy thực hiện, tạo lợi thế cho Việt Nam, giúp giữ chân các nhà đầu tưthay vì để họ chuyển sang khu vực khác trên thế giới. Đó là một số quốc giachâu Á cũng đang tăng tốc xây dựng các trung tâm logistics riêng, đặt ra “bàitoán” cạnh tranh cho Việt Nam.
Đó là ngành logistics Việt Nam vẫn cần tăng cường kếtnối và phát triển vận tải đa phương thức, đầu tư hạ tầng, công nghệ, phát triểnnhân lực cho sự phát triển bền vững lâu dài của ngành. Cùng với các yếu tố nhưquyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính, sáp nhập một số tỉnh, thành để phát huycác thế mạnh, yếu tố vị trí địa lý dễ dàng kết nối với các khu vực và quốc gia,hàng loạt công trình trọng điểm giao thông vận tải đang hối hả hình thành, hoànthành… nhất định chúng ta sẽ sớm đạt mục tiêu trở thành trung tâm logistics.
Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/vi-the-viet-nam-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau.html